Kinh nghiệm Những điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp phép...

Những điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp phép hoạt động

1351

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp buộc phải thông qua những quy định, điều kiện thành lập doanh nghiệp của pháp luật. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cần những thủ tục gì để được pháp luật thông qua? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những điều kiện mà DN vừa và nhỏ cần lưu ý khi thành lập nhé!

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là lựa chọn tốt nhất cho những ai có ý định khởi nghiệp, còn yếu về quy mô và nhân lực. Với một số vốn trong tay, không hẳn bạn đã có thể thành lập doanh nghiệp cho riêng mình mà cần tìm hiểu điều kiện để doanh nghiệp được chấp thuận. Chẳng ai muốn mình bị từ chối cấp giấy đăng lý thành lập doanh nghiệp chỉ vì không đủ một trong những điều kiện pháp luật đã quy định. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kĩ luật trước khi hoạt động nhé!

1. Quy định về tên doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một cái tên của riêng mình. Cái tên không chỉ để định danh doanh nghiệp, thực hiện các giao dịch kinh doanh mà nó còn thể hiện thương hiệu riêng của doanh nghiệp bạn. Một cái tên hay, đặc biệt cũng là yếu tố tạo sức hút cho doanh nghiệp.

Điều 38, 39, 40, 41, 42 Luật Doanh nghiệp quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp, có thể tóm tắt như sau:

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: tên loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty CP, Công ty HD, Doanh nghiệp TN) và tên riêng.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

– Doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Tên doanh nghiệp không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Nếu dùng tên tiếng nước ngoài thì cần dịch sang tiếng Việt hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

quy định đặt tên doanh nghiệp

Lưu ý, trước khi đặt tên doanh nghiệp, bạn nên tham khảo thông tin tên doanh nghiệp tại cổng thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc này giúp bạn tránh được sự trùng hợp với các doanh nghiệp khác.

2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

– Để được phép kinh doanh, doanh nghiệp của bạn phải kinh doanh ngành nghề được nhà nước cho phép đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Chủ doanh nghiệp cần xem xét ngành nghề mình định kinh doanh thuộc ngành nào, mã bao nhiêu trong hệ thống ngành nghề tại Việt Nam.

– Kinh doanh đúng ngành nghề mình đăng ký trong giấy phép kinh doanh, không gian dối, vi phạm pháp luật.

– Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn có 2 loại:

  • Ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện khi hoạt động;
  • Ngành nghề kinh doanh hoạt động kinh doanh theo quy định phải có những điều kiện bắt buộc kèm theo.

3. Địa điểm trụ sở của doanh nghiệp

Điều 43 Luật Doanh nghiệp có quy định:

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ngoài ra, theo như Luật doanh nghiệp quy định thì các công ty, chi nhánh văn phòng đại điện của doanh nghiệp vừa và nhỏ không được phép đặt trụ sở tại các chung cư. Vì vậy, bạn cần lưu ý chọn địa điểm trụ sở doanh nghiệp và văn phòng, chi nhánh phù hợp, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh.

trụ sở doanh nghiệp

4. Điều kiện về vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có 2 loại vốn chính trong doanh nghiệp là vốn điều lệ và vốn pháp định:

– Vốn điều lệ: Tuy pháp luật không quy định áp dụng vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp nhưng cũng cần lưu ý về những quy định tăng giảm trong vốn điều lệ cho mỗi loại hình doanh nghiệp, thời hạn góp vốn của các cổ đông, thành viên thành lập.

– Vốn pháp định: Mức vốn tối thiểu doanh nghiệp cần có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật qui định cho từng ngành nghề (không và có điều kiện). Số vốn này bắt buộc phải được kỹ quỹ tại ngân hàng hoặc được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền nếu đó là tài sản khác.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở quy mô không lớn, đội ngũ nhân viên, hỗ trợ pháp lý còn hạn chế nên ban đầu khi thành lập, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu đầy đủ quy định. Bạn có thể nhờ tư vấn từ văn phòng luật sư để tránh trường hợp vi phạm pháp luật khi chuẩn bị các thủ tục. Hy vọng bài viết trên đã mang thông tin hữu ích cho bạn!

Xem thêm:

Khi nào doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế?

4 nguyên tắc “vàng” quản lý chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp

Quy tắc quản lý tiền siêu hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ