Kinh nghiệm Kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ có vai trò thế nào...

Kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ có vai trò thế nào trong doanh nghiệp?

2989

Kế toán được chia thành khá nhiều loại như kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng, kế toán nguyên vật liệu,… Tùy từng vị trí kế toán mà có vai trò, công việc cụ thể theo lĩnh vực của mình. Nhìn chung công việc của kế toán là ghi chép lại các thông tin, số liệu quan trọng phục vụ cho kế hoạch hạch toán, kiểm kê tài chính. Vậy vai trò, công việc cụ thể của kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ là gì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên vật liệu, dụng cụ là gì?

Nguyên vật liệu là những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất sản phẩm, hay còn gọi là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động mà con người tác động vào, biến đối để trở thành sản phẩm. Dựa vào mức độ quan trọng của nguyên vật liệu đó đối với quá trình sản xuất cấu thành sản phẩm mà người ta chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.

Trong quá trình sản xuất, nếu không có công cụ, dụng cụ thì không thể tác động, biến đổi nguyên vật liệu. Công cụ dụng cụ chính là máy móc, thiết bị,… Dụng cụ cũng là một trong ba yếu tố tham gia quá trình sản xuất, cấu thành sản phẩm.

Nguyên vật liệu, dụng cụ được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Muốn làm ra một sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp phải tổ chức nguyên vật liệu một cách khoa học. Đây cũng là một phần công việc của kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ.

nguyên vật liệu

2. Vai trò của kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ

– Kế toán có vai trò là người kiểm soát tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất. Ghi chép đầy đủ tình hình mua vào, nhập dự trữ nguyên vật liệu. Đồng thời, thông qua việc ghi chép đó, kế toán có thể đánh giá được số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu có đảm bảo yêu cầu hay không. Khi biết được số lượng thừa hay thiếu, chất lượng ra sao, có thể đề ra phương án điều chỉnh số lượng, giá cả cho phù hợp với kế hoạch sản xuất sản phẩm.

– Bên cạnh đó, việc xác định được chất lượng, số lượng, giá cả của nguyên vật liệu còn giúp xác định được giá thành sản phẩm, đề ra phương án sản xuất sao có lợi nhất cho doanh nghiệp.

– Thường xuyên kiểm tra, làm tốt công việc kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ sẽ phản ánh kịp thời cho ban lãnh đạo tình hình sử dụng, phân bố nguyên vật liệu, dụng cụ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

– Mặt khác, nguyên vật liệu cũng quyết định đến chất lượng sản phẩm, nếu kiểm tra thấy nguyên vật liệu sử dụng không phù hợp, kế toán có thể đề xuất cấp trên điều chỉnh kịp thời phương án sử dụng nguyên vật liệu.

3. Công việc của kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ

kế toán nguyên vật liệu

Kế toán công cụ dụng cụ cũng là một phần của kế toán tài chính, quản lý kinh tế doanh nghiệp. Công việc thường xuyên của kế toán NVL, dụng cụ như sau:

– Ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịp thời số lượng, chất lượng, giá thành của nguyên vật liệu mua vào, dữ trữ để báo cáo kế toán trưởng phục vụ cho yêu cầu báo cáo tài chính.

– Tổ chức thống nhất chứng từ, tài khoản kế toán tổng hợp, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, chất lượng, giá trị thực tế nhập-xuất-tồn và quá trình sử dụng tiêu hao cho sản xuất của nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.

– Tổ chức kiểm tra, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, dụng cụ có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nguyên tắc quản lý, tổ chức của nhà nước và quản trị doanh nghiệp hay không.

– Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ, nguyên liệu của bộ phận sản xuất xem có thừa hay thiếu không. Nếu thiếu thì bổ sung kịp thời, nếu thừa thì tìm phương án thanh lý, không để tồn kho nhiều sẽ ảnh hưởng chất lượng và giá thành của nguyên vật liệu. Việc này cũng sẽ góp phần đánh giá, xác định được giá thành sản phẩm.

– Số lượng nguyên vật liệu thừa hay thiếu cũng phải ghi chép lại để hạch toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.

Kết luận:

Công việc của kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Kế toán vật liệu có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng đến tình hình hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Để cấp trên có phương án sản xuất đúng đắn, hiệu quả, tạo được chất lượng và năng suất, đề xuất đúng giá thành sản phẩm thì kế toán NVL phải luôn sẵn sàng cập nhật kịp thời tình hình thu, mua, nhập, xuất và giá thành của NVL.

Xem thêm:

Mẫu Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mới nhất

Lý do nhất định phải quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Hướng dẫn phân bổ công cụ dụng cụ theo Thông tư 200 và Thông tư 133