Kinh nghiệm Khi nào doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế?

Khi nào doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế?

455

Doanh nghiệp phải nộp thuế theo quy định pháp luật. Nhưng thực tế có những trường hợp doanh nghiệp nợ tiền thuế của Nhà nước. Nợ đó doanh nghiệp không thể trả hoặc hết thời hạn quy định phải trả thì doanh nghiệp có được xóa nợ tiền thuế không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết khi nào doanh nghiệp được xóa nợ thuế.

1. Quy định về xóa nợ tiền thuế với doanh nghiệp

Về vấn đề xóa nợ thuế với cá nhân, doanh nghiệp đã được pháp luật quy định rõ tại  Điều 61, Điều 65 Luật Quản lý Thuế 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012, cụ thể các trường hợp như sau:

– Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế.

– Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.

– Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.

– Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.

xóa nợ thuế khi nào?

Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc một trong các diện trên, không còn khả năng nộp thuế thì được xin xóa nợ thuế theo thủ tục của pháp luật quy định.

Tiền thuế ở đây bao gồm các loại thuế:  thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

2. Hồ sơ chuẩn bị xin xóa nợ tiền thuế

– Doanh nghiệp cần chuẩn bị văn bản đề nghị xóa nợ thuế theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC, nộp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

– Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

– Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

* Đối với khoản nợ thuế đã quá 10 năm:

– Khoản nợ phát sinh trước ngày 1/7/2007:

+ Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ (bản sao có đóng dấu) về quyết định của cơ quan thuế xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế. (Quyết định căn cứ Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế).

xóa nợ thuế

– Khoản nợ bắt đầu từ sau ngày 1/7/2007:

+ Hồ sơ (bản sao có đóng dấu) của cơ quan thuế về việc đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp của bạn đã có quyết định giải thể, có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, thì phải có xác nhận số tiền thuế còn nợ với cơ quan thuế.

3. Cơ quan có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp

– Đối với trường hợp nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 tỷ đồng trở lên, Thủ tường Chính phủ có quyền xóa nợ thuế.

– Đối với trường hợp nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính được xóa nợ.

– Đối với trường hợp nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ đồng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan được quyết định xóa nợ.

– Thẩm quyền xóa nợ thuế được quyết định bởi số tiền thuế tại văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, khi nhận thấy doanh nghiệp của mình không còn khả năng trả tiền nợ thuế, bạn có thể xin xóa nợ tiền thuế căn cứ những quy định của pháp luật. Tuyệt đối không được lách luật, tìm cách trốn thuế, nợ thuế.

Xem thêm:

Những lỗi thường gặp phải khi nộp thuế điện tử của doanh nghiệp

Các trường hợp không phải kê khai nộp thuế GTGT

Phương pháp hạch toán kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả