Kinh nghiệm Cách xử lý Bảng cân đối phát sinh không cân cho người...

Cách xử lý Bảng cân đối phát sinh không cân cho người mới

5528
kiểm tra số dư trên báo cáo tài chính

Khi làm báo cáo tài chính, kế toán còn phải cân đo đong đếm sao cho bảng cân đối phát sinh được cân, phù hợp với các hóa đơn, chứng từ khác. Thế những cũng có những trường hợp, mặc dù tính toán nhiều lần nhưng bảng cân đối phát sinh vấn không cân, vậy phải làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều người đã gửi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xử lý khi gặp trường hợp bản cân đối phát sinh không cân.

1. Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong bảng cân đối

Theo như chúng tối khảo sát, có 2 nguyên nhân chính, phổ biến dẫn đến tình trạng trên đó là:

– Sai sót ở phần định khoản

– Nhập sai hàng tồn kho

– Quỹ tiền mặt tại doanh nghiệp bị âm

Nếu khắc phục những nguyên nhân trên thì bảng cân đối phát sinh của bạn sẽ hoàn hảo hơn.

nguyên nhân bảng cân đối không cân

2. Cách xử lý nhanh khi bảng cân đối phát sinh kế toán không cân đối

– Nếu sai sót ở phần định khoản như nói ở trên thì bạn cẩn thận kiểm tra lại từng định khoản và sửa lại cho đúng.

– Sai sót ở khâu nhập hàng tồn kho thì cần: đối chiếu bảng nhập hàng tồn kho với bảng xuất – nhập – tồn, kiểm tra lại thật kỹ lưỡng phương pháp tính giá xuất kho, ghi nhận giá vốn, kiểm tra xem có xuất hàng trước khi có phiếu nhập kho không?

– Trong trường hợp phát hiện quỹ tiền âm chưa tìm được nguyên nhân thì bạn cần nhanh chóng xử lý bằng cách vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung quỹ hoặc thu hồi công nợ bổ sung quỹ.

– Còn nếu sai sót do chưa phân bổ chi phí trả trước, chi phí khấu hao, thì kế toán thực hiện bút toán phân bổ cho phù hợp.

3. Lưu ý khi phát hiện bảng cân đối phát sinh không cân

Kế toán viên cần đặc biệt lưu ý những điều sau khi gặp trường hợp sai sót về bảng cân đối phát sinh:

lưu ý về bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra, đối chiếu các khoản khác với sổ ghi chép chi tiết

– Kiểm tra, đối chiếu số dư và số phát sinh ở tài khoản 111 với sổ quỹ tiền mặt.

– Kiểm tra, đối chiếu số dư và số phát sinh của tài khoản 112 với sổ phụ ngân hàng.

– Kiểm tra, đối chiếu số dư tài khoản 1331 với tờ khai thuế (Nếu doanh nghiệp vẫn còn số thuế GTGT được khấu trừ) hoặc tài khoản 3331 (Nếu doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT).

– Đối chiếu, so sánh số liệu trên tài khoản 142, TK 242, TK 214 với bảng số liệu trong phân bổ chi phí trả trước hoặc bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.

– Kiểm tra, đối chiếu số dư của các tài khoản 131, 331 với sổ chi tiết công nợ phải thu, công nợ phải trả.

– Kiểm tra, đối chiếu số dư bên Nợ, bên Có của các tài khoản xem đã đúng với bản chất kế toán của các tài khoản chưa.

+ Tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí (từ tài khoản đầu 5 đến đầu 9) không có số dư cuối kỳ.

+ Tài khoản loại 1 và loại 2 không có só dư bên có. Trừ một số tài khoản như 159, 214…

+ TK 131, 331 có thể dư ở cả hai bên ( vừa Nợ, vừa Có)

+ TK 112 phải khớp với sổ phụ ngân hàng.

+ TK 133, 3331 phải khớp với các chỉ tiêu trên tờ khai thuế.

+ TK 156  phải khớp với BCNXT kho.

+ TK 242 phải khớp với dòng tổng cộng trên bảng phân bổ 242.

+ TK 214 phải khớp với dòng tổng cộng trên bảng khấu hao 211.

kiểm tra bút toán cẩn thận

– Bạn nên kiểm tra lại thật kỹ lưỡng từng khâu, bởi nếu phát hiện chênh lệch, tìm nghiệp vụ xử lý sẽ nhanh hơn. Sau đó hãy cân đối chỉnh sửa lại cho đúng.

Kiểm tra các bút toán kết chuyển cuối kỳ

Có khá nhiều kế toán, ngay cả những kế toán lâu năm cũng mắc lỗi bỏ quên định khoản bút toán kết chuyển cuối kỳ. Đặc biệt là bút toán kết chuyển lợi nhuận dẫn đến số liệu trên bảng cân đối tài khoản không cân.

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ cần xem xét bao gồm:

– Kết chuyển thuế GTGT.

– Kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí.

– Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

– Kết chuyển lãi hoặc lỗ sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối.

Lỗi bảng cân đối phát sinh không cân chủ yếu đến từ việc kế toán viên thiếu tinh tế, cẩn thận trong xử lý các chứng từ, hóa đơn. Mỗi người khi làm việc có trách nhiệm cao với công việc của mình thì những sai sót sẽ càng được hạn chế hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho khó  khăn mà bạn đang gặp phải và mong rằng bạn sẽ rút được kinh nghiệm từ những lỗi sai này.

Xem thêm:

Cách đọc bảng cân đối kế toán chính xác nhất

Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế phải xử lý thế nào?