Kinh nghiệm Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?

1291
công việc quyết toán thuế

Bạn là kế toán mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm? Đặc biệt khi nhận được công văn của Chi cục thuế xuống quyết toán thuế, đa phần kế toán mới vào nghề sẽ đều cảm thấy bối rối. Vậy, quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì, cơ quan thuế sẽ xem xét những gì? Hãy cùng Ketoan.vn giải đáp những thắc mắc thông qua bài viết này nhé.

công việc quyết toán thuế

2. Công tác sắp xếp chứng từ gốc

Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để có thể phản ánh được đều cần phải dựa vào chứng từ kế toán. Để một nghiệp vụ được phản ánh chính xác thì chứng từ kế toán phải hợp lệ. Khi quyết toán thuế, cơ quan thuế chắc chắn sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ. Chính vì vậy, việc sắp xếp chứng từ kế toán sao cho hợp lý và công việc cần thiết.

Một số lưu ý khi sắp xếp chứng từ gốc như sau:

  • Cần sắp xếp chứng từ gốc theo trình tự thời gian, theo tuần tự cho bảng kê thuế đầu vào đã in và nộp cho cơ quan thuế hàng tháng.
  • Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ đều phải kèm theo phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán… Trên đó phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
  • Kẹp riêng chứng từ theo từng tháng, bìa ghi rõ tên tháng để tiện cho công tác kiểm tra, theo dõi.

2. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

Đi kèm theo chứng từ của năm nào thì phải có báo cáo của năm đó kèm theo. Các báo cáo thường kỳ mà kế toán cần lưu ý, đó là:

  • Tờ khai Thuế GTGT hàng tháng
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Tờ khai thuế Xuất nhập khẩu, thuế Môn bài, thuế Tiêu thụ đặc biệt
  • Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý.
  • Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

3. Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm khi quyết toán thuế

quyết toán thuế

Các sổ sách kế toán cần chuẩn bị khi quyết toán thuế đó là:

  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ nhật ký bán hàng, mua hàng
  • Sổ nhật ký chi tiền, thu tiền
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả nhà cung cấp
  • Biên bản xác nhận công nợ cuối năm
  • Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng
  • Sổ chi tiết các tài khoản: 111,112,131,331,152,153,154,155,211,214, 621,622,627,641,642,…
  • Sổ tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ, công cụ dụng cụ
  • Sổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ
  • Thẻ kho, sổ chi tiết vật tư
  • Bảng nhập xuất tồn từng kho
  • Toàn bộ chứng từ phải có đầy đủ chữ ký

4. Sắp xếp các hợp đồng kinh tế

  • Kế toán cần sắp xếp đầy đủ các hợp đồng kinh tế theo tuần tự từng hợp đồng đầu ra, đầu vào.
  • Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng, như: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng…
  • Hợp đồng lao động và hệ thống bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương cần có đầy đủ chữ ký mới được coi là hợp lệ
  • Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác

5. Hồ sơ pháp lý

Đối với các hồ sơ pháp ký, kế toán cần chuẩn bị đầy đủ cả bản gốc và phô tô công chứng. Ngoài ra, kế toán cũng cần chuẩn bị các công văn đến, đi liên quan đến cơ quan thuế trước đây.

6. Kiểm tra chi tiết khác

Bên cạnh việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, trước khi thực hiện công tác quyết toán thuế, kế toán cần thực hiện các công tác kiểm tra sau:

  • Kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết
  • Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản
  • Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
  • Kiểm tra, đối chiếu các khoản phải trả
  • Kiểm tra dữ liệu của bảng kê khai thuế xem đã khớp với dữ liệu nhập vào chưa
  • Cân đối đầu ra, đầu vào
  • Kiểm tra chữ ký có đầy đủ chưa
  • Kiểm tra việc định khoản các khoản phải thu, phải trả đã chính xác chưa
  • Kiểm tra bảng lương xem đã đầy đủ chữ ký, số liệu có khớp không: phải có đầy đủ hồ sơ đối với nhân viên

Hi vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những công việc cần thiết phải chuẩn bị khi Cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế tại doanh nghiệp. Tiếp tục theo dõi Ketoan.vn để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích.

Theo dõi thêm bài viết tại

>>Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

>>Hướng dẫn kê khai và quyết toán thuế với cá nhân chưa có mã số thuế