Doanh thu Doanh thu bán hàng Chức năng và công việc cụ thể của kế toán bán hàng

Chức năng và công việc cụ thể của kế toán bán hàng

1642
công việc kế toán bán hàng

Đối với một doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận là mục tiêu chính. Vì vậy, vai trò của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Cùng Ketoan.vn tìm hiểu chức năng và công việc kế toán bán hàng nhé.

Nguồn tham khảo: Kế toán bán hàng là gì? Kế toán bán hàng làm gì trong doanh nghiệp?

công việc kế toán bán hàng

1. Kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng sẽ thực hiện công việc ghi chép lại tất cả các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, theo dõi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, thuế GTGT.

Nhìn chung, công việc của một kế toán bán hàng đơn giản và không quá phức tạp nhưng đòi hỏi những kỹ năng về chuyên môn nhất định của một nhân viên kế toán.

2. Vai trò của kế toán bán hàng

Bán hàng là một hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp, bởi vì nó là hoạt động tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị.

Vai trò của hoạt động bán hàng được thể hiện như sau:

  • Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, phục vụ cho đời sống sản xuất kinh doanh của người dân. Đây cũng là khâu quan trọng nối liền sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cân đối cung cầu và góp phần ổn định giá cả thị trường.
  • Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đòi hỏi họ phải không ngừng tăng doanh số bán hàng và dịch vụ để thu hút khách hàng.
  • Việc kinh doanh cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì thế, doanh nghiệp phải giữ việc ổn định trong kinh doanh bằng cách giữ mức ổn định trong việc tăng doanh thu bán hàng qua các năm. Do vậy, hoạt động bán hàng quyết định đến tăng doanh thu và đảm bảo an toàn kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp, các kế toán bán hàng của doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng mua bán, dự trữ các mặt hàng của doanh nghiệp. Từ đó sẽ quyết định đầu tư, cho vay hoặc giữ quan hệ hợp tác với doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó, với chức năng thu thập, xử lý số liệu, cung cấp thông tin, kế toán bán hàng cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh.

Với sự hỗ trợ của kế toán bán hàng, doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự thất thoát hàng hóa và phát hiện được những hàng hóa luân chuyển chậm. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp, tránh tình trạng ứ đọng vốn.

3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

nhiệm vụ kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng và xác định kế quả kinh doanh có nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra và tiêu dùng nội bộ. Tính toán chính xác giá vốn của hàng đã bán, các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, phục vụ để xác định kết quả kinh doanh.
  • Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, điều khoản thanh toán và quản lý tiền bán hàng.

Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, kế toán bán hàng cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Xác định thời điểm hàng hóa được coi là tiêu thụ để lập báo cáo bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
  • Lập báo cáo thường xuyên để phản ánh tình hình bán hàng, thanh toán của khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hóa bán ra về số lượng và chủng loại.
  • Tổ chức sắp xếp, quản lý chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa học hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng trùng lặp hay bỏ xót, nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
  • Xác định và tập hợp chi phí đầy đủ ở các khâu

Sau khi có kết quả bán hàng, kế toán sẽ tiến hành phân tích, đánh giá kết quả bán hàng của doanh nghiệp nói chung và từng mặt hàng nói riêng. Xác định và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động bán hàng, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao kết quả bán hàng.

Như vậy, nếu kế toán bán hàng thực hiện tốt các công việc của mình sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho người quản lý trong việc ra quyết định và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các kỳ kế toán sau.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích và nắm được những công việc kế toán bán hàng phải thực hiện trong doanh nghiệp.

Xem thêm

>>Kinh nghiệm kế toán công nợ trong doanh nghiệp thực tế

>>Kinh nghiệm để trở thành một kế toán bán hàng giỏi