Nghiệp Vụ old Kế Toán với Sinh Viên Tổng hợp Bài tập Kế toán Tài sản Cố định theo Thông...

Tổng hợp Bài tập Kế toán Tài sản Cố định theo Thông tư 200 (có lời giải)

8843

Để giúp sinh viên nắm rõ các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp, Ketoan.vn xin chia sẻ một số bài tập kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200 tại bài viết dưới đây.

Bài tập kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200 có lời giải chi tiết

Bài tập 1

Đề bài

Trong tháng 01/2021 Công ty A phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như sau:

1. Ngày 1/1: mua 1 TSCĐ có giá mua là 200.000.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.

2. Ngày 7/1: mua 1 TSCĐ có giá mua 150.000.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí lắp đặt chạy thử trả bằng tiền mặt: 2.200.000 (thuế GTGT 10%).

3. Ngày 15/1: mua 1 TSCĐ có giá mua là 50.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt: 220.000 (trong đó thuế GTGT 10%).

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên.

Hướng dẫn giải

Nghiệp vụ 1:

Nợ TK 211: 200.000.000

Nợ TK 133: 20.000.000

Có TK 331: 220.000.000

Nghiệp vụ 2:

Nợ TK 211: 150.000.000

Nợ TK 133: 15.000.000

Có TK 331: 165.000.000

Hạch toán chi phí lắp đặt chạy thử:

Nợ TK 211: 2.000.000

Nợ TK 133: 200.000

Có TK 111: 2.200.000

Nghiệp vụ 3:

Nợ TK 211 : 50.000.000

Nợ TK 133: 5.000.000

Có TK 112: 55.000.000

Hạch toán chi phí vận chuyển:

Nợ TK 211: 200.000

Nợ TK 133: 20.000

Có TK 111: 220.000

Bài tập 2

Đề bài

Trong tháng 01/2021 Công ty A phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như sau:

1. Ngày 15/1: thanh lý 1 TSCĐ (dùng cho bộ phận quản lý), có nguyên giá 500.000.000, thời gian sử dụng hữu ích 10 năm, đã trích khấu hao 150.000.000.

  • Thu thanh lý bằng tiền gửi ngân hàng: 400.000.000
  • Chi phí thanh lý trả bằng tiền mặt: 10.000.000

2. Ngày 20/1: thanh lý 1 TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng có nguyên giá 50.000.000, thời gian sử dụng hữu ích 5 năm, đã hao mòn lũy kế 20.000.000. Giá thanh lý thu được là 20.000.000. Chi phí thanh lý không đáng kể.

Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên. Biết công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Hướng dẫn giải

Nghiệp vụ 1:

Ghi giảm tài sản cố định:

Nợ TK 214: 150.000.000

Nợ TK 811: 350.000.000

Có TK 211: 500.000.000

Hạch toán chi phí thanh lý:

Nợ TK 811: 10.000.000

Có TK 111: 10.000.000

Hạch toán thu nhập thanh lý:

Nợ TK 112: 400.000.000

Có TK 711: 400.000.000

Nghiệp vụ 2:

Ghi giảm tài sản cố định:

Nợ TK 214: 20.000.000

Nợ TK 811: 30.000.000

Có TK 211: 50.000.000

Hạch toán thu nhập thanh lý:

Nợ TK 112: 20.000.000

Có TK 711: 20.000.000

Bài tập 3

Bài tập kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200 có lời giải chi tiết

Đề bài

Trong tháng 01/2021 Công ty A phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như sau:

1. Sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí sửa chữa trả bằng tiền mặt 20.000.000. Tài sản cố định đã sửa chữa xong và bàn giao, đưa vào sử dụng.

2. Sửa chữa thường xuyên 1 tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, chi phí sửa chữa trả bằng tiền mặt 2.200.000 (thuế GTGT 10%).

3. Kiểm kê phát hiện thiếu một tài sản cố định hữu hình, nguyên giá 55.000.000 chưa rõ nguyên nhân, đã khấu hao 11.000.000.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Hướng dẫn giải

Nghiệp vụ 1:

Nợ TK 241: 20.000.000

Có TK 111: 20.000.000

Khi sửa chữa tài sản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng:

Nợ TK 211: 20.000.000

Có TK 241: 20.000.000

Nghiệp vụ 2:

Nợ TK 641: 2.000.000

Nợ TK 133: 200.000

Có TK 111: 2.200.000

Nghiệp vụ 3:

Nợ TK 1381: 44.000.000

Nợ TK 2141: 11.000.000

Có TK 211: 55.000.000

Trên đây là một số bài tập kế toán tài sản cố định giúp bạn hình dung được cách hạch toán các nghiệp vụ cơ bản về tài sản cố định trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Các dạng bài tập nguyên lý kế toán có kèm theo đáp án

Trăn trở muôn thuở của sinh viên kế toán: Học xong ra trường làm gì?

Giải đáp băn khoăn của sinh viên Kế toán: chọn Kế – Kiểm hay Thuế?

Công việc nào là phù hợp với sinh viên kế toán mới ra trường?

Bài tập kế toán quản trị có kèm lời giải chi tiết (phần 3)