Quy định Bảo Hiểm 9 Trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất...

9 Trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1561
bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp vẫn có lương nhờ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp mất việc hoặc chưa kiếm được việc làm. Nó được coi như chiếc phao cứu sinh, giải quyết khó khăn trước mắt cho người thất nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 1 trong 9 trường hợp dưới đây thì sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Dù bạn đang đi làm hay thất nghiệp cũng nên tìm hiểu thông tin này để đảm bảo lợi ích cho bản thân.

9 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Điều 49 của Luật Việc làm 2013 đã quy định 9 trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương

Hợp đồng lao động thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên khi làm việc, khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động cũng cần có sự thỏa thuận của hai bên. Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có nghĩa là đã vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.Trong trường hợp này, người lao động sẽ không được trợ cấp khoản tiền nào, không được nhận bảo hiểm thất nghiệp, thậm chí còn phải bồi thường tài chính vì vi phạm hợp đồng.

9 Trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động nên đóng bảo hiểm thất nghiệp

2. Người đang đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Trong trường hợp người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bởi người đi nghĩa vụ đã hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp từ nhà nước: Phụ cấp theo quân hàm hiện hưởng; trợ cấp một lần sau khi xuất ngũ; trợ cấp tạo việc làm…

3. Đang trong quá trình học tập từ 12 tháng trở lên

Người đang đi học có thời gian từ 12 tháng trở lên có trách nhiệm và nghĩa vụ đi học, không tham gia quá trình lao động cũng như không được hưởng các khoản bảo hiểm thất nghiệp.

4. Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

Với những người đã nghỉ hưu được nhà nước phụ cấp lương hay những người đã mất sức lao động cũng được trợ cấp hàng tháng sẽ không được hưởng thêm bảo hiểm thất nghiệp nữa.

5. Đang trong giai đoạn chấp hành án đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện

Người đang bị quản lý trong trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện tuy vẫn có khả năng năng lao động nhưng đang bị cưỡng chế bởi pháp luật nên không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi của người thất nghiệp

6. Đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù

Người đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù có nghĩa đã mất đi quyền công dân nên không được hưởng lợi ích từ bảo hiểm thất nghiệp.

7. Đang định cư ở nước ngoài, lao động ở nước ngoài theo hợp đồng

Những người đang định cư nước ngoài, lao động ở nước ngoài vẫn tính là người đang trong  giai đoạn có việc làm nên không cần được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

8. Người lao động đã mất

Hiển nhiên, người lao động đã mất không phải là người đang thất nghiệp, nên không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Khi đó, nhân thân của người lao động đã mất sẽ được nhận một khoản tiền đền bù, trợ cấp mai táng, trợ cấp cho gia đình người đã mất theo quy định, hợp đồng giữa người lao động trước khi mất và chủ lao động.

9. Không báo cáo và nộp hồ sơ xin bảo hiểm thất nghiệp chậm 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động

bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động được 3 tháng, nếu người lao động không nộp hồ sơ xin hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thì sẽ không hưởng bảo hiểm này nữa. Người lao động cần đặc biệt lưu ý điểm này để đảm bảo quyền lợi cho mình. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 3 Khoản 49 Luật Việc làm 2013.

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

  • Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và chủ lao động.
  • Người lao động phải nộp hồ sơ xin bảo hiểm thất nghiệp đến trung tâm việc làm trước 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở nên.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin bảo hiểm thất nghiệp.
  • Không thuộc nằm trong 9 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm 2013.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình và doanh nghiệp, người lao động nên tìm hiểu thật kĩ quy định, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp. Một lời khuyên là người đang trong quá trình lao động nên đóng bảo hiểm thất nghiệp để nhận quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng.

Tham khảo thêm: