Kinh nghiệm Các tỉ lệ cân đối kế toán (Balance Sheet Ratios) là gì?

Các tỉ lệ cân đối kế toán (Balance Sheet Ratios) là gì?

375
Các tỉ lệ cân đối kế toán (Balance Sheet Ratios) là gì?

Các tỉ lệ cân đối kế toán (tiếng Anh: Balance Sheet Ratios) là tỉ lệ dùng để xác định tình trạng tài chính và các thay đổi vị thế tài chính của công ty.

Các tỉ lệ cân đối kế toán (Balance Sheet Ratios) là gì?

Các tỉ lệ cân đối kế toán là gì?

Thuật ngữ trong tiếng Anh của các tỉ lệ cân đối kế toán: Balance Sheet Ratios.

Các tỉ lệ cân đối kế toán là tỉ lệ dùng để xác định tình trạng tài chính và các thay đổi vị thế tài chính của công ty dựa trên các dữ kiện báo cáo trong bảng cân đối kế toán.

Một số tỉ lệ cân đối kế toán được sử dụng

Một số tỉ lệ đặc biệt được áp dụng trong ngân hàng. Quan trọng nhất là tỉ lệ vốn (đo lường tỉ lệ vốn cổ đông đối với tổng tài sản) và tỉ lệ thanh toán (đo lường khả năng ngân hàng để trang trải số tiền kí thác được rút ra và chi trả quĩ nhằm thoả mãn nhu cầu tín dụng của người vay).

Các tỉ lệ hữu ích khác là tỉ lệ tiền vay đối với số kí thác (tổng số tiền vay chia cho tổng số kí thác) tỉ lệ thanh lí (charge-off ratio), tỉ lệ xoá nợ vì khó đòi (số xoá sổ thuần được tính theo số phần trăm của tổng số tiền cho vay).

Tỉ lệ dự trữ tiền vay mất đứt (số dự trữ tiền vay mất đứt đối với trên vay có khả năng mất đứt tính theo số phần trăm tổng số trên cho vay) và tỉ lệ tiền cho vay chưa trả (Nonperforming loans – tiền vay quá hạn chưa trả) đối với tổng số tiền cho vay.

Các tỉ lệ cân đối kế toán do nhân viên tín dụng ngân hàng dùng để đánh giá sức tín dụng của người vay.

Các tỉ lệ thường được sử dụng rộng rãi nhất là: tỉ lệ đo lường sức chứng khoán (Acid test ratio) hay tỉ lệ thử biết ngay (quick ratio) (tài sản ngắn hạn chia cho nợ hiện hành), tỉ lệ hiện hành (current ratio) (tài sản hiện hành chia cho nợ hiện hành) và tỉ lệ trang trải nợ (vốn lưu động chia cho nợ dài hạn).

Tỉ lệ tài chính có thể được đo lường dựa trên các tỉ lệ trong các năm trước hay các chỉ số công nghiệp để tính cho nhanh và dễ so sánh.

Xem thêm:

Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm gì?

Đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng và chuẩn nhất?

Viết sai hóa đơn GTGT cần giải quyết như thế nào?