Mẫu chứng từ tiền lương Tải về mẫu file Excel xây dựng thang bảng lương theo quy...

Tải về mẫu file Excel xây dựng thang bảng lương theo quy định mới nhất 2020

3021

Vào ngày 15/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Chính vì vậy, lúc này chính là khoảng thời gian thích hợp để các doanh nghiệp xây dựng lại thang bảng lương. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ chia sẻ với các bạn mẫu mẫu file Excel xây dựng thang bảng lương.

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn. Thang bảng lương là một công cụ cực kì hữu hiệu để làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động. Thể hiện được tính công bằng, minh bạch.

Kết cấu thang bảng lương

– Trục dọc gồm: nhóm lương

– Trục ngang gồm: hệ số lương

Với mỗi một nhóm lương sẽ có một hệ số lương tương ứng. Số nhóm lương nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng chức danh và tính chất đa dạng của các chức danh công việc.

Hệ số lương của mỗi nhóm phụ thuộc vào khả năng tiền lương chi trả cho một nhóm chức danh nào đó.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định: Khi xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu vùng

Theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ có sự điều chỉnh như sau:

  • Vùng I: Mức 4,42 triệu đồng/tháng;
  • Vùng II: Mức 3,92 triệu đồng/tháng;
  • Vùng III: Mức 3,43 triệu đồng/tháng;
  • Vùng IV: Mức 3,07 triệu đồng/tháng.

Với sự thay đổi này, để đảm bảo nguyên tắc nêu trên, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang bảng lương cho người lao động như sau:

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đã qua đào tạo nghề, học nghề

  • Vùng I: 4.729.400 đồng/tháng
  • Vùng II: 4.194.400 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.670.100 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.284.900 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã qua đào tạo nghề, học nghề

  • Vùng I: 4.965.870 đồng/tháng
  • Vùng II: 4.404.120 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.853.605 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.449.145 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã qua đào tạo nghề, học nghề

  • Vùng I: 5.060.458 đồng/tháng
  • Vùng II: 4.488.008 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.927.007 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.514.843 đồng/tháng

Mời bạn đọc tải về mẫu file Excel xây dựng thang bảng lương TẠI ĐÂY.

Xem thêm

Tải về mẫu bảng kê thanh toán công tác phí chi tiết nhất

Tải về mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh

Tải về ngay mẫu Giấy nộp tiền vào tài khoản mới nhất