Kinh nghiệm Các phương pháp đơn giản để phân loại Giá thành sản phẩm

Các phương pháp đơn giản để phân loại Giá thành sản phẩm

562
Các phương pháp đơn giản để phân loại Giá thành sản phẩm

Trong các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt những công ty sản xuất. Vấn đề về giá thành sản phẩm vô cùng quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Khái niệm về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm của một sản phẩm bất kỳ nào đó sẽ được biểu hiện bằng tiền. Số tiền này bằng tổng toàn bộ những khoản tiền hao phí trong quá trình sản xuất. Các khoản chi phí về lao động, nhân công lao động. Và giá thành sản phẩm sẽ liên quan trực tiếp đến khối lượng công tác, các dịch vụ và sản phẩm đã được hoàn thành ở trong kỳ.

Có thể thấy, toàn bộ các khoản chi phí phát sinh ở cả trong kỳ, đầu kỳ và cuối kỳ đều có ảnh hưởng trực tiếp khối lượng sản phẩm và cả dịch vụ. Những dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành ở trong kỳ sẽ tạo dựng được nên giá thành.

Phân loại giá thành

Phân loại dựa trên thời gian tính và số liệu tính giá

Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp phân loại này, giá thành sẽ được phân thành 3 loại giá thành cơ bản như sau.

  • Giá thành kế hoạch

Mức giá thành này đã được xác định đầu tiên, khi sản phẩm vẫn chưa hoàn thành xong. Mức giá thành này có thể dựa trên giá thành của các sản phẩm trong kỳ trước. Và có thể dựa trên những mức chi phí, định mức đã được nêu ở trong kế hoạch.

  • Giá thành định mức

Khi bắt đầu bắt tay vào sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bắt đầu xác định giá thành định mức. Mức giá thành này sẽ được xây dựng dựa trên mức bình quân tiên tiến. Và nó sẽ không có sư thay đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Khi xác định định mức bình quân tiên tiến. Doanh nghiệp sẽ dựa trên các cơ sở định mức hiện hành tại một thời điểm nhất định nào đó. Như vậy, giá thành của định mức có thể thay đổi liên tục để có thể đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của các định mức khác trong cả kỳ kế hoạch.

  • Giá thành thực tế

Sau khi đã hoàn thành xong toàn bộ quá trình sản xuất. Doanh nghiệp sẽ dựa trên những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất để tính ra giá thành thực tế.

Phương pháp phân loại dựa trên phạm vi phát sinh

Khi doanh nghiệp dựa trên phương pháp này, giá thành SP sẽ được chia thành 2 loại

  • Giá thành sản xuất

Mức giá thành này có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan, phát sinh ở trong quá trình sản xuất. Chỉ nằm trong phạm vi sản xuất trong phân xưởng, nội bộ công ty. Bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các khoản chi phí sản xuất chung.

  • Giá thành toàn bộ

Đây được xem như chỉ tiêu để phản ánh toàn bộ những khoản chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm và sản xuất.

Giá thành tiêu thụ có thể được xác định dựa trên các công thức dưới đây:

  • Xác định dựa trên Thông tư 200

Giá thành tiêu thụ = Giá thành SX tính cho SP tiêu thụ + Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ + Chi phí bán hàng tính cho sản phẩm tiêu thụ

  • Xác định dựa trên Thông tư 133

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ + Chi phí quản lý kinh doanh tính cho sản phẩm tiêu thụ

Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Các doanh nghiệp sẽ tính chi phí sản xuất dựa trên công thức sau đây:

Tổng giá thành SP đã hoàn thành được trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh ở trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Từ công thức này, ta có thể thấy giữa hai khái niệm này có mối quan hệ như sau:

  • Ở trong giá thành SP bao gồm những khoản chi phí tham gia trực tiếp hoặc tham gia gián tiếp trong quá trình sản xuất. Nó liên quan đến sản phẩm đã được hoàn thành ở trong kỳ nhưng không bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh.
  • Nếu giá trị sản phẩm dở dang của đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau. Hoặc trong doanh nghiệp sản xuất không có sản phẩm dở dang. Như vậy, tổng giá thành SP sẽ bằng tổng chi phí phát sinh sản xuất ở trong kỳ.

Xem thêm:

Những công việc kế toán cần hoàn thành trong tháng 5/2020

Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp khác nhau như thế nào?

Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán