Kinh nghiệm Bị mất việc vì Covid-19, bạn sẽ được hưởng những trợ cấp...

Bị mất việc vì Covid-19, bạn sẽ được hưởng những trợ cấp gì?

199

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp. Hệ quả của nó là hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp buộc phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Vậy thì, khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì Covid-19, NLĐ được hưởng loại trợ cấp nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì Covid-19, NLĐ được hưởng trợ cấp gì?

Doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì Covid-19

Trích Điều 38, Bộ Luật lao động 2012

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”

Trích Điều 12, Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động.

“Điều 12: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do địch họa, dịch bệnh;

b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Kết luận

Ta thấy, dịch bệnh Covid-19 là một sự kiện bất khả kháng. Như vậy, doanh nghiệp được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động khi đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc do ảnh hưởng của Covid-19.

Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ được hưởng loại trợ cấp gì?

Bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì Covid-19, NLĐ được hưởng trợ cấp gì?

Trích Khoản 1, Điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Đây là nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động.

“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.”

Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ do Covid-19 thuộc quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động. Như vậy, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19. Tuy nhiên NLĐ phải làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: NLĐ được hưởng trợ cấp gì khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì Covid-19. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm:

Tải về mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Kỳ kế toán và những quy định quan trọng cần nắm rõ

Tìm hiểu quy trình mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán