Kinh nghiệm Những điều bạn cần nắm rõ trong Phụ lục hợp đồng lao...

Những điều bạn cần nắm rõ trong Phụ lục hợp đồng lao động

213

Hợp đồng lao động đã quá quen thuộc đối với người sử dụng lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp mà sử dụng Phụ lục hợp đồng lao động. Cần phải chú ý về những vấn đề trong bài viết này!

Phụ lục hợp đồng lao động và những điều cần nắm rõ

Khái niệm về Phụ lục hợp đồng lao động

Có thể hiểu, Phụ lục hợp đồng lao động là một phần trong hợp đồng lao động. Và phụ lục cũng có hiệu lực và được sử dụng như hợp đồng lao động. Khái niệm này đã được quy định trong Điều 24 Bộ luật Lao động 2012.

Khi sử dụng Phụ lục lao động, cả hai bên đều có thể sửa đổi và bổ sung thêm một số những điều khoản ở trong hợp đồng. Hoặc phụ lục còn có thể sử dụng để quy định chi tiết hơn về một số điều khoản đã được ghi ở trong hợp đồng.

Phân loại Phụ lục hợp đồng lao động

Từ mục đích sử dụng Phụ lục lao động như trên, ta có thể phân loại Phụ lục HĐLĐ thành 2 loại như sau:

  • Phụ lục Phụ lục HĐLĐ chi tiết: Đối với Phụ lục HĐLĐ chi tiết này, nó có thể được lập cùng với hợp đồng lao động trong cùng một khung thời gian hoặc trong cùng thời gian thực hiện. Những điều trong Phụ lục HĐLĐ nhằm để quy định chi tiết về các công việc thực hiện, hàng hóa và số lượng…
  • Phụ lục HĐLĐ quy định, bổ sung hoặc sửa đổi: Trong khoảng thời gian thực hiện HĐLĐ, Phụ lục HĐLĐ sẽ đươc lập ra. Phụ lục HĐLĐ này nhằm để điều chỉnh một số những nội dung ở trong hợp đồng. Ví dụ như thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Vấn đề điều chỉnh quyền lợi như tiền lương, trợ cấp, phụ cấp và một số những vấn đề khác.

Lưu ý

Trong trường hợp bên người lao động hoặc bên sử dụng lao động cần phải sửa đổi và bổ sung. Bên nào có nhu cầu bổ sung, sửa đổi, cần phải thông báo đến đối phương ít nhất 3 ngày về điều khoản định bổ sung.

Những nội dung cần đảm bảo trong Phụ lục HĐLĐ

Trong quá trình lập Phụ lục HĐLĐ, cả hai bên cần phải đảm bảo những yêu cầu sau trong Phụ lục HĐLĐ. Cụ thể:

  • Cần phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình giao kết Phụ lục HĐLĐ. Cũng như tuân thủ việc cung cấp thông tin khi giao kết HĐLĐ.
  • Cần nắm được đúng về Phụ lục HĐLĐ. Sử dụng Phụ lục HĐLĐ để bổ sung thêm các chi tiết trong Hợp đồng lao động. Không được để cho người đọc hiểu sai về nội dung đó trong hợp đồng lao động.
  • Khi sử dụng Phụ lục HĐLĐ để sửa đổi và bổ sung các điều khoản ở trong hợp đồng. Cần phải ghi rõ ràng về nội dung của những điều khoản được sửa đổi và bổ sung. Bên cạnh đó cũng cần ghi rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của điều khoản đó.
  • Nếu như sử dụng Phụ lục HĐLĐ để thay đổi thời hạn trong hợp đồng. Nhưng không được thay đổi về thể loại hợp đồng lao động đã được giao kết trước đó.

Phụ lục hợp đồng lao động được ký bao nhiêu lần?

Hiện nay trong Luật lao động, không có quy định cụ thể về số lần ký kết của Phụ lục HĐLĐ. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng Phụ lục HĐLĐ để thay đổi thời hạn trong HĐLĐ. Cả hai bên sẽ chỉ được ý kết duy nhất 1 lần. Điều này đã được quy định trong Điều 5 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Đối với trường hợp mà doanh nghiệp sử dụng Phụ lục HĐLĐ để sửa đổi thời hạn trong HĐLĐ quá 1 lần. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Phạt hành chính từ 2 triệu đến 4 triệu đồng nếu vi phạm từ 1 đến 10 người
  • Phạt hành chính từ 4 triệu đến 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 người
  • Phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 đến 100 người
  • Phạt hành chính từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 đến 300 người
  • Phạt hành chính từ 30 triệu đến 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

Xem thêm:

Những điểm quan trọng cần ghi nhớ khi Ký hợp đồng lao động

Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?

Bạn sẽ quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả hơn khi xem bài viết này