Kinh nghiệm Các mức phạt tiền khi vận chuyển hàng hóa không có hóa...

Các mức phạt tiền khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

412

Có thể bạn chưa biết nhưng khi vận chuyển hàng hóa cần phải có hóa đơn. Nếu như không có hóa đơn, đơn vị vận tải sẽ phải chịu phạt tiền nếu bị bắt. Chỉ trừ một số trường hợp được quy định riêng mà thôi. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về mức phạt tiền là bao nhiêu nhé!

Hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa và mức phạt tiền đối với trường hợp vi phạm

Trường hợp nào vận chuyển hàng hóa cần có hóa đơn?

Đây là nội dung được thể hiện rõ ràng trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Quy định về việc tạo và lập hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, hóa đơn được lập khi bên bán phát sinh hoạt động bán hàng cho bên mua. Hóa đơn bắt buộc đối với những đơn hàng trị giá 200 nghìn đồng trở lên. Còn thấp hơn 200 nghìn đồng, chỉ lập hóa đơn khi người mua yêu cầu.

Đó là trong giao dịch buôn bán, còn trong khi vận chuyển hàng hóa thì sao? Chúng ta có thể thấy rằng vận chuyển hàng hóa trên đường thì bắt buộc phải có hóa đơn. Nhiều trường hợp vẫn không dùng hóa đơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng nếu để cơ quan kiểm tra và phát hiện thì bạn sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền đối với những trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

Hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa và mức phạt tiền đối với trường hợp vi phạm

Mức phạt hành chính đối với vận chuyển hàng không có hóa đơn được quy định tại Khoản 5 Điều 44 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Khi bị cơ quan kiểm tra phát hiện, đơn vị sẽ bị phạt tiền do hành vi không có hóa đơn. Bên cạnh đó, người nộp thuế còn bị phạt về hành vi trốn thuế nữa. Cụ thể như sau:

Mức phạt tiền về việc vận chuyển không hóa đơn

  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với những trường hợp không lập hóa đơn cho hàng hóa trị giá từ 200 nghìn đồng trở lên. Sau khi bị xử phạt, bên bán phải lập hóa đơn và giao cho người mua. Điều này được hướng dẫn tại điểm b Khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với trường hợp không lập hóa đơn tổng hợp. Điều này được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Nghị định 49/2016/NĐ-CP.

Mức phạt đối với hành vi trốn thuế

Phạt tiền

  • Nếu như vi phạm và trốn thuế lần đầu, phạt tiền 1 lần tính trên số thuế đã trốn
  • Nếu như vi phạm lần đầu mà tăng nặng hoặc vi phạm lần 2 mà có tình tiết giảm nhẹ: phạt gấp 1,5 lần số thuế đã trốn.
  • Đối với trường hợp vi phạm lần hai mà không có tình tiết giảm nhẹ. Hoặc vi phạm lần 3 mà có tình tiết giảm nhẹ thì phạt gấp 2 lần số thuế đã trốn.
  • Nếu như vi phạm lần 2 mà có tình tiết tăng nặng. Hoặc vi phạm lần 3 mà không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt gấp 2,5 lần số thuế đã nộp.
  • Phạt tiền 3 lần số thuế đã trốn đối với những trường hợp vi phạm lần ba mà có tình tiết tăng nặng.

Quy định khác

  • Người vi phạm không chỉ phải hoàn thành mức phạt tiền của mình. Bên cạnh đó, họ còn phải có trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế đã trốn vào ngân sách nhà nước. Trong đó số tiền thuế đã trốn là số tiền mà cá nhân kinh doanh đó đáng ra phải nộp cho nhà nước. Nhưng không nộp và bị cơ quan kiểm tra, có thẩm quyền bắt được.

Mặc dù Chính phủ đã đề ra rất nhiều quy định hết sức chặt chẽ. Nhưng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm, lách luật. Vậy nên chưa bị cơ quan kiểm tra và phát hiện. 

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về hóa đơn phải có khi vận chuyển hàng hóa. Nắm kỹ những thông tin trên giúp bạn tránh những sai sót trong việc không lập hóa đơn. Hoặc lập thiếu hóa đơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Xem thêm

Các phương pháp hạch toán Kế toán chi tiết thành phẩm

Cách dễ nhất để phân biệt kế toán đơn và kế toán kép

4 Thao tác xử lý bảng biểu cơ bản trong Word, ghi nhớ ngay nhé!