Kinh nghiệm Cách phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí...

Cách phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí trong kỳ

961
Laptop on a work table with DIY and construction tools all around top view hobby and crafts concept

Tương tự tài sản cố định, công cụ, dụng cụ cũng cần phải phân bổ giá trị vào chi phí trong kỳ. Ketoan.vn xin hướng dẫn cách phân bổ công cụ, dụng cụ tại bài viết dưới đây.

Cách phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí trong kỳ

Công cụ, dụng cụ là gì?

Căn cứ pháp lý

Trích Điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

“Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

– Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp.

– Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì.

– Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ.

– Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng.

– Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…”

Căn cứ Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, ta có tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như sau:

– Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.

– Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm.

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị trên 30 triệu đồng.

Công cụ, dụng cụ

Như vậy, có thể hiểu rằng, những tài sản không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ thì sẽ được coi là công cụ, dụng cụ. Theo đó, công cụ, dụng cụ là những tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc có giá trị dưới 30 triệu đồng.

Thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ

Căn cứ theo khoản 2, điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:

Giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tối đa không quá 3 năm.

Hướng dẫn phân bổ công cụ, dụng cụ

Cách phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí trong kỳ

Căn cứ pháp lý

Trích Điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

“đ) Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

e) Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước và phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.”

Phương pháp phân bổ CCDC

Theo căn cứ pháp lý trên, công cụ, dụng cụ có những cách phân bổ sau:

– Phân bổ 1 kỳ: cách phân bổ này áp dụng với những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ. Giá trị của công cụ, dụng cụ được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ.

– Phân bổ nhiều kỳ: cách này áp dụng cho công cụ dụng cụ có giá trị lớn hoặc liên quan đến nhiều kỳ kế toán. Theo cách này, giá trị CCDC sẽ được hạch toán vào tài khoản 242. Đồng thời hàng tháng phân bổ giá trị vào chi phí trong kỳ.

Ngày bắt đầu phân bổ là ngày đưa CCDC vào sử dụng. Giá trị phân bổ được tính như sau:

Giá trị phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC/Thời gian phân bổ

Giá trị phân bổ hàng tháng = Giá trị phân bổ hàng năm/12 tháng

Hướng dẫn hạch toán trong kỳ

*Nếu CCDC phân bổ 1 kỳ:

Nợ TK 623, 627, 641, 642 (các tài khoản chi phí)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

*Nếu CCDC phân bổ nhiều kỳ:

– Khi mua công cụ, dụng cụ về nhập kho:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

– Cuối tháng, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí trong kỳ:

Nợ TK 623, 627, 641, 642

Có TK 242 – Chi phí trả trước: giá trị phân bổ 1 kỳ

Trên đây là hướng dẫn phân bổ CCDC. Mời bạn đọc tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Mời tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 23 (Borrowing Costs) – Chi phí đi vay

Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo Thông tư 200 và Thông tư 133