Kinh nghiệm Những thông tin cần biết về kế toán kho trong doanh nghiệp

Những thông tin cần biết về kế toán kho trong doanh nghiệp

1267

Kế toán kho là gì? Những công việc mà kế toán kho trong doanh nghiệp cần làm, cần lưu ý là gì? Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên, hãy tham khảo bài viết bên dưới sẽ được giải đáp nhé.

Bài tham khảo: Cẩm nang kiến thức và kỹ năng kế toán kho cần biết

Những thông tin cần biết về kế toán kho trong doanh nghiệp

Khái niệm và yêu cầu trình độ kế toán kho trong doanh nghiệp cần có

Kế toán kho là gì?

  • Là vị trí kế toán viên làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên liệu trong nhà hàng, khách sạn,… Còn có thể gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho, thuộc khối tài chính – kế toán. Làm việc dưới sự giám sát của các kế toán trưởng hoặc các kế toán tổng hợp.
  • Nhiệm vụ chính là lập hóa đơn, chứng từ và theo dõi hàng hóa trong kho. Bao gồm hàng xuất, hàng nhập và hàng tồn kho. Ngoài ra còn đối chiếu sổ sách với số liệu thực tế. Nhằm mục đích hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn và tránh thất thoát cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra còn kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện nhập và xuất kho.
  • Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt. Như thiếu hụt nguyên vật liệu, hàng hóa trong phạm vi quyền hạn. Hoặc là báo cáo lên cấp trên để kịp thời giải quyết vấn đề.
  • Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm của hệ thống. Kiểm soát nhập, xuất tồn kho.Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kho. Đồng thời kiến nghị những vấn đề liên quan đến công việc của kế toán kho.
  • Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Trực tiếp tham gia kiểm kê số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận. Tham gia công tác kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất.

Yêu cầu trình độ kế toán kho

Muốn trở thành kế toán kho cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

  • Trình độ: Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên.
  • Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán.
  • Sử dụng máy vi tính thành thạo. Đặc biệt là excel và các phần mềm liên quan đến kế toán.
  • Có sự hiểu biết sâu rộng về các loại hàng hóa và vật tư trong kho.
  • Ngoài ra một kế toán kho cũng cần phải có trách nhiệm. Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý. Nếu như có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo như quy định.

Công việc cần làm của kế toán kho

  • Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho. Xem các hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp như vậy là hợp lý chưa. Kiểm tra thủ kho có tuân thủ các quy định của công ty hay không.
  • Thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa trong kho. Lên kế hoạch xuất – nhập hàng hóa trình lên kế toán trưởng xem xét và phê duyệt.
  • Thường xuyên theo dõi công nợ nhập – xuất hàng hóa, định kỳ. Lập biên bản xác minh công nợ theo đúng quy định đưa ra.
  • Định kỳ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Xử lý hết những hàng hóa hư hỏng, hết hạn sử dụng.
  • Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu như phát hiện có sự chênh lệch. Chênh lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng kế toán để được xử lý.
  • Hạch toán việc xuất – nhập hàng hóa, nguyên vật liệu. Thực hiện hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí.
  • Xác nhận kết quả, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
  • Lập các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất và các báo cáo liên quan khác theo quy định.

Đó là tất cả những công việc cụ thể mà một kế toán kho cần phải lưu ý và thực hiện đầy đủ. Những yêu cầu trên khá rõ ràng và chi tiết để chúng ta có thể tham khảo và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Bài viết trên đã làm rõ vấn đề về kế toán kho là gì và những công việc mà một kế toán kho cần phải làm. Nếu như muốn tìm hiểu về công việc này thì chúng ta có thể tham khảo bài viết trên nhé. 

Xem thêm

Kế toán trưởng – Vị trí quan trọng, mẫu mực trong doanh nghiệp

Tất tần tật về chứng chỉ kế toán trưởng

Một người có thể làm kế toán trưởng ở nhiều công ty cùng lúc không?