Kinh nghiệm Những điều mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ về tổ chức...

Những điều mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ về tổ chức bộ máy kế toán

374

Trong bộ máy kế toán, các doanh nghiệp cần phải nắm được toàn bộ những quy định, nguyên tắc liên quan đến bộ máy kế toán. Việc tổ chức bộ máy kế toán đúng quy chuẩn vô cùng quan trọng.

Tổ chức bộ máy kế toán: Những điều mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ

Tổ chức bộ máy kế toán được quy định như thế nào?

  • Trong quá trình phân bổ người làm trong đơn vị kế toán, doanh nghiệp cần phải đảm bảo làm đúng Luật kế toán hiện hành. Đối với số lượng nhân viên kế toán sẽ tùy thuộc vào trong quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp. Đối với những vấn đề mà Luật kế toán không nghiêm cấm, đơn vị hoàn toàn có thể thuê kế toán kiêm nhiệm.
  • Đối với vấn đề thành lập đơn vị kế toán trong doanh nghiệp. Người quyết định sẽ do các cơ quan có thẩm quyền. Đối với trường hợp mà doanh nghiệp không có cơ quan có thẩm quyền. Sẽ cử người đại diện theo quy định của pháp luật quyết định.
  • Cơ quan sẽ phải thu chi các khoản ngân sách nhà nước để cho kế toán viên có thể tiến hành thu chi các khoản ngân sách phù hợp với tổ chức bộ máy cũng như các nhiệm vụ được giao.
  • Đối với các đơn vị cơ quan nhà nước, sẽ sử dụng ngân sách của nhà nước để thực hiện tổ chức kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách công ty.
  • Những kế toán viên có trình độ chuyên môn về kế toán là những người đã theo học nghiệp vụ Kế toán – Kiểm toán ở các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp ở trong nước và ở nước ngoài.
  • Đối với những người đã được làm kế toán trưởng, có đủ điều kiện và đã giữ chức vụ Kế toán trưởng trong vòng 10 năm. Những người này vẫn sẽ được bổ nhiệm làm kế toán trưởng nếu như đủ điều kiện.

Người đại diện đơn vị pháp lý của doanh nghiệp có những trách nhiệm gì?

Nhiệm vụ của người đại diện đơn vị pháp lý của doanh nghiệp có những nhiệm vụ như sau:

  • Tiến hành tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp. Tuyển dụng người làm ở trong bộ máy kế toán. Hoặc thuê dịch vụ kế toán bê ngoài để sử dụng trong doanh nghiệp.
  • Bố trí, bổ nhiệm người làm Kế toán trưởng. Hoặc có thể thuê Kế toán trưởng từ dịch vụ ở bên ngoài theo đúng quy định của Luật kế toán.
  • Tổ chức, sắp xếp và điều chỉnh các công việc ở trong đơn vị kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán. Đứng ra chịu toàn bộ trách nhiệm trước những hậu quả tự mình gây ra. Khi người dưới quyền quản lý của mình gây ra các sai sót, cần phải đứng ra chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai sót này.
  • Thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động của nội bộ Kế toán trong công ty. Bên cạnh đó, thực hiện quá trình kiểm toán đối với các đơn vị thuộc cấp dưới mình.

Những quy định về Kế toán trưởng ở trong doanh nghiệp

Các đơn vị đều phải bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng, trừ những doanh nghiệp có 10 người trở xuống. Doanh nghiệp này sẽ bố trí Phụ trách kế toán. Trong trường hợp mà các doanh nghiệp chưa bổ nhiệm được vị trí Kế toán trưởng, cần nhanh chóng bố trị vị trí Phụ trách kế toán tạm thời.

Tổ chức bộ máy kế toán: Những điều mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ

Đối với khoản thời gian bố trí vịt trí Phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng. Sau thời hạn 12 tháng này, doanh nghiệp cần phải lập tức bộ trí vào vị trí kế toán trưởng.

Những tiêu chuẩn của người làm Kế toán

Một kế toán được công nhận, cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn Kế toán như sau:

  • Luôn luôn có ý thức chấp hành pháp luật.
  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi mới vào nghề. Luôn trung thực và liêm khiết
  • Người có trình độ về ngành kế toán và có chuyên môn đối với lĩnh vực kế toán
  • Những người đã làm công việc kế toán sẽ có quyền độc lập về chuyên môn cũng như về nghiệp vụ kế toán của chính bản thân mình.
  • Khi làm công việc kế toán. 1 kế toán viên cần phải tuân thủ những quy định, chuẩn mực về kế toán Việt Nam.
  • Luôn có trách nhiệm trong công việc, đặc biệt là khi thay đổi kế toán. Kế toán cũ cần bàn giao đầy đủ công việc cho kế toán mới.

Xem thêm:

Cần lưu ý các điểm này khi hạch toán tiền lương để trở thành kế toán giỏi

5 lý do chứng minh ngành Kế toán luôn hấp dẫn với giới trẻ

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên