Kinh nghiệm Bảng thang lương 2020: Hướng dẫn xây dựng và làm hồ sơ...

Bảng thang lương 2020: Hướng dẫn xây dựng và làm hồ sơ đăng ký

417

Bất cứ doanh nghiệp nào, trước khi vào hoạt động đều cần phải có bảng thang lương. Chắc chắn còn nhiều kế toán viên chưa biết cách xây dựng bảng thang lương 2020. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn xây dựng và làm hồ sơ đăng ký.

Bảng thang lương 2020: Hướng dẫn xây dựng và làm hồ sơ đăng ký

Hướng dẫn xây dựng Bậc I trên Bảng thang lương

Người lao động trong điều kiện bình thường

Đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Những người lao động này thuộc đối tượng công chức và viên chức Nhà nước. Mức lương của người lao động không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng.

Thang lương như sau:

  • Vùng I: Lương tối thiểu vùng bằng 4.420.000 đồng trên tháng
  • Vùng II: Lương tối thiểu vùng bằng 3.920.000 đồng trên tháng
  • Vùng III: Lương tối thiểu vùng bằng 3.430.000 đồng trên tháng
  • Vùng IV: Lương tối thiểu vùng bằng 3.070.000 đồng trên tháng

Ví dụ: Đối với Công ty Cổ phần Misa thuộc Vùng I. Mức lương tối thiểu để tính cho người lao động, chức danh hoặc công việc đơn giản nhất bằng 4.420.000 đồng.

Người lao động có bằng cấp

Đối với những công việc đỏi hỏi người lao động cần phải có bằng cấp, chứng chỉ và trước đó đã qua các trường lớp đào tạo. Mức lương cơ bản của những đối tượng này cần phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Thang bảng lương như sau:

  • Vùng I: Lương tối thiểu vùng bằng 4.420.000 + (4.420.000 x 7% ) = 4.729.400 đồng trên tháng
  • Vùng II: Lương tối thiểu vùng bằng 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400 đồng trên tháng
  • Vùng III: Lương tối thiểu vùng bằng 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100 đồng trên tháng
  • Vùng IV: Lương tối thiểu vùng bằng 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 đồng trên tháng

Ví dụ: Đối với Công ty Misa khi có nhân viên Kế toán đã được đào tạo qua các trường lớp và có bằng cấp. Như vậy, mức lương cơ bản khi ở vùng I được tính như sau: 4.420.000 + (4.420.000 x 7% ) = 4.729.400 đồng trên tháng

Tương tự như vậy, đối với những người lao động làm việc ở trong môi trường làm việc độc hại. Hơn nữa tính chất của công việc lại nặng nhọc. Những đối tượng người lao động này cần được tính lương cơ bản cao ít nhất hơn 5% so với mức lương cơ sở.

Đối với những người lao động làm việc ở trong môi trường làm việ cực kì độc hại. Hơn nữa tính chất của công việc lại vô cùng nặng nhọc. Những đối tượng người lao động này cần được tính lương cơ bản cao ít nhất hơn 7% so với mức lương cơ sở.

Hai mức lương cho hai đối tượng này sẽ được tính tương tự như bảng thang lương ở trên.

Khoảng cách giữa các bậc trong Bảng thang lương như thế nào?

Bảng thang lương 2020: Hướng dẫn xây dựng và làm hồ sơ đăng ký

Khi lập bảng thang lương, khoản cách giữa các bảng thang lương luôn phải đảm bảo được sự khuyến khích người lao động. Để người lao động có thể dựa vào đó để cố gắng và không ngừng nâng cao được trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các bảng thang lương sẽ phải đảm bảo ít nhất 5%.

Ví dụ:  Khoảng cách giữa Bảng thang lương của Công ty Cổ phần Misa

Bậc I: 5.000.000 đồng

Bậc II: 5.000.000 x (5.000.000 x 5%) = 5.250.000 đồng

Bậc III: 5.250.000 x (5.250.000 x 5%) = 5.500.000 đồng

Như vậy, trong quá trình xây dựng Bảng thang lương 2020, doanh nghiệp hoàn toàn có thể để khoảng cách giữa các bậc lương dao động từ 5 – 7%

Hướng dẫn đăng ký Bảng thang lương 2020

Khi doanh nghiệp muốn đăng ký Bảng thang lương, sẽ chuẩn bị những giấy tờ như sau:

  • Hệ thống Bảng thang lương đã xây dựng trước đó của doanh nghiệp
  • Công văn đề nghị về vấn đề đăng ký xây dựng Bảng thang lương của doanh nghiệp
  • Quyết định về việc ban hành hệ thống của Bảng thang lương doanh nghiệp
  • Biên bản về viêc thông qua hệ thống Bảng thang lương
  • Biên bản thông qua về vấn đề áp dụng chức danh và thông qua hệ thống tiêu chuẩn
  • Quy chế của tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp

Trình tự đăng ký Bảng thang lương

  1. Tự xây dựng Bảng thang lương dựa trên quy chế của Luật lao động ban hàng. Sau đó nộp bảng thang lương đến cho Phòng Lao động thương binh và Xã hội, nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động.
  2. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiếp nhận bảng thang lương.

Doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện. Đối với thủ tục đăng ký Bảng thang lương, doanh nghiệp sẽ không bị mất lệ phí.

Xem thêm: 

Cần lưu ý các điểm này khi hạch toán tiền lương để trở thành kế toán giỏi

5 lý do chứng minh ngành Kế toán luôn hấp dẫn với giới trẻ

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên