Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Cần làm những gì trước khi lập báo cáo tài chính năm...

Cần làm những gì trước khi lập báo cáo tài chính năm 2019?

1270
điều kiện về chi phí lãi vay

Thời điểm cuối năm các doanh nghiệp đều phải tất bật chuẩn bị làm báo cáo tài chính, tổng kết lại các hoạt động tài chính trong năm để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cách làm báo cáo chắc hẳn ai cũng đã nắm được, nhưng việc chuẩn bị những gì trước khi lập báo cáo tài chính thì sao? Doanh nghiệp cần phải làm những gì trước khi lập báo cáo tài chính năm 2019? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối

Để chuẩn bị cho việc lập báo cáo tài chính thì đầu năm tài chính, kế toán phải làm bút toán kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước. Cụ thể ghi như sau:

  • TH1: TK 4212 có số dư Có (lãi)

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

  • TH2: TK 4212 có số dư Nợ (lỗ)

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Sau đó, kế toán cần kiểm tra xem đã mở chi tiết cho tài khoản 421, bao gồm 2 tài khoản cấp 2 là 4211 và 4212 để hạch toán hay chưa.

Bên cạnh đó, phải phân biệt lợi nhuận chưa phân phối năm tài chính trước đó với năm hiện tại một cách rõ ràng, không gộp chung với TK 421. Việc này sẽ giúp cho kế toán xác định đuuợc số tiền lỗ năm nay với các năm khác để làm căn cứ chuyển lỗ về sau.

những việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính

II. Kiểm tra việc hạch toán và nộp thuế môn bài

Một trong những việc không thế không làm trước khi lập báo cáo tài chính đó là kiểm tra việc hạch toán và nộp thuế môn bài.

1. Hạch toán thuế môn bài

Có 2 cách hạch toán là theo Thông tư 200 và theo Thông tư 133 như sau:

a) Theo Thông tư 200:

  • Tính số thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 6425 / Có TK 3338
  • Nộp thuế môn bài bằng tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

b) Theo Thông tư 133:

  • Tính số thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 6422 / Có TL 3338
  • Nộp thuế môn bài bằng tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

2. Nộp tờ khai và thuế môn bài

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất đối với cơ sở kinh doanh mới hoạt động là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập nhưng chưa hoạt động thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đăng ký kinh doanh.

III. Kiểm tra số tiền mặt 111

Đầu tiên, kế toán cần kiểm tra xem những số liệu sau có chính xác không:

  • Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ sổ quỹ tiền mặt
  • Số dư Nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ sổ quỹ tiền mặt.

Sau đó, kiểm tra xem số dư trong ngày của tháng có bị âm quỹ hay không. Nếu quỹ bị âm thì kế toán cần nhập các nghiệp vụ thu tiền lên trước, còn nghiệp vụ chi tiền sẽ để hạch toán sau.

Với trường hợp sổ quỹ tiền mặt bị âm thì cần xử lý bằng cách lập hợp đồng vay tiền, giấy vay mượn để bổ sung vốn lưu động tạm thời hoặc làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ…

những việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính

IV. Kiểm tra sổ tiền gửi ngân hàng

1. Đối với tài khoản 112

Đối chiếu, rà soát lại những số liệu sau liên quan đến tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng cho chính xác:

  • Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
  • Số phát sinh Nợ Có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có sổ tiền gửi ngân hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
  • Số dư Nợ cuối kỳ sổ tiền gửi ngân hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.

Sau đó in toàn bộ sổ cái và sổ tiền gửi, kiểm tra xem dữ liệu ở hai sổ đã khớp với nhau chưa. Ở sổ tiền gửi cần kiểm tra xem số dư cuối kỳ phát sinh có bị âm ở ngày nào không, nếu có thì phải sắp xếp lại nghiệp vụ thu lên trước, còn nghiệp vụ chi sẽ hạch toán sau.

Lưu ý:

  • Đối với mỗi ngân hàng cần có một tài khoản chi tiết cho riêng ngân hàng đó (VD: TK 1121 – Ngân hàng TP Bank, TK 1122 – Ngân hàng Techcombank…)
  • Trong trường hợp kế toán mở tài khoản tổng hợp thì phải có một bảng theo dõi các đối tượng trong TK 112, chẳng hạn như NH0001: ngân hàng TP Bank, NH002: ngân hàng Techcombank…

2. Đối với chứng từ ngân hàng

Kế toán cần chú ý các trường hợp chuyển khoản cho hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng. Đối với các trường hợp này, kế toán cần:

  • In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ như: giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng
  • Kẹp giấy tờ của từng tháng thành mỗi tập khác nhau, không để chung lẫn lộn khó tìm kiếm.
  • Photo ủy nhiệm chi và kẹp cùng với hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng.

Kiểm tra sổ 112 với sổ phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm có khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ ngân hàng hay không. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ sổ phụ theo từng tháng, bao gồm: sổ phụ, giấy báo nợ/có, chứng từ đi kèm, sao kê hàng tháng và năm.

Bên cạnh đó, kế toán cũng cần kiểm tra kỹ lại hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền vì trên sao kê ngân hàng thường không ghi rõ.

những việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính

V. Kiểm tra thuế đầu vào và thuế đầu ra

1. Đối với TK 1331 – Thuế đầu vào

Đối với thuế đầu ra, kế toán cần kiểm tra những nội dung sau xem đã chính xác và đầy đủ hay chưa:

  • Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]
  • Số phát sinh Nợ Có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
  • Số lượng hóa đơn đầu vào có khớp với số lượng hóa đơn đầu vào đã kê khai trên phụ lục PL 01-2_GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào có mất mát hay thiếu hụt giấy tờ nào hay không.
  • Số tiền hàng và tiền thuế trên hóa đơn có có khớp với tờ khau hay không. Nếu không khớp thì cần phải kê khai điều chỉnh bổ sung trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế để có thời gian điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

2. Đối với TK 33311 – Thuế đầu ra

Đối với thuế đầu ra, kế toán cần kiểm tra những nội dung sau xem có chính xác và đầy đủ không:

  • Số dư Có đầu kỳ sổ cái TK 33311 = Số dư Có đầu kỳ TK 33311 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT phải nộp của tờ khai thuế = CHỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế, là số thuế phải nộp trong tháng kê khai.
  • Kiểm tra xem số lượng hóa đơn đầu ra có khớp với số lượng hóa đơn đầu ra đã kê khai trên phụ lục Pl 01-1_GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Kiểm tra số tiền hàng và tiền thuế GTGT trên hóa đơn và trên tờ khai có khớp với nhau hay chưa. Nếu chưa thì kế toán cần kê khai điều chỉnh bổ sung.
  • Kiểm tra báo cáo sử dụng hóa đơn BC26 số lượng hóa đơn đầu ra đã sử dụng có khớp với số lượng trên BC26, hóa đơn xóa bỏ có khớp, các biên bản thu hồi, xóa bỏ xuất thay thế cố đầy đủ.
  • Kiểm tra xem hàng kỳ có nộp báo cáo sử dụng hóa đơn đầy đủ hay không, kiểm tra có lập thông báo phát hành hóa đơn đầy đủ thủ tục hay không.
  • Kiểm tra các bút toán kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ hàng tháng có đúng quy luật chung hay không.

Xem thêm:

>> Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 mới nhất

>> 7 lời khuyên giúp tránh sai sót khi lập báo cáo tài chính cuối năm