Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính 7 lời khuyên giúp tránh sai sót khi lập báo cáo tài...

7 lời khuyên giúp tránh sai sót khi lập báo cáo tài chính cuối năm

1571
lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Báo cáo tài chính cuối năm là nỗi lo của hầu hết kế toán viên. Ngay cả những kế toán lâu năm cũng cảm thấy đau đầu bởi hồ sơ, sổ sách, số liệu. Báo cáo tài chính là “bức tranh” tương đối hoàn chỉnh về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu báo cáo sai sẽ đánh giá sai về tình hình doanh nghiệp cũng như đưa ra phương hướng phát triển sai lầm.

Vì vậy, để tránh sai sót khi làm báo cáo tài chính cuối năm, kế toán cần tập trung rất nhiều. Và nếu có thể, hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây:

1. Hình thức

Điều đầu tiên làm nên một báo cáo đúng chuẩn đó là hình thức phải đúng quy định, dễ hiểu cho người xem.

Theo như Luật kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được tính bằng đồng Việt Nam (VND), không nên như một số đơn vị tính bằng nghìn đồng. Điều này sẽ gây khó hiểu cho người đọc, lại không đúng với luật.

Cần kiểm tra lại một lượt báo cáo sau khi hoàn thành nội dung, số liệu. Nhiều báo cáo khi công bố vẫn để thiếu chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng, người lập, thiếu thời gian lập. Đây là lỗi cơ bản nhưng quan trọng mà kế toán không được phép mắc phải.

Hay một số báo cáo tài chính có bút toán điều chỉnh của kiểm toán, nhưng điều lạ là doanh nghiệp vẫn đề ngày lập là ngày kết thúc năm tài chính.

hình thức báo cáo tài chính

2. Bảng cân đối kế toán

Nếu không theo dõi các khoản tiền và lấp bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng bị lỗ. Ví như, doanh nghiệp có nhiều khoản đầu tư chứng khoán nhưng không theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn/dài hạn đang nắm giữ, dẫn đến việc hạch toán không đúng lãi, lỗ khi bán chứng khoán.

Doanh nghiệp không thực hiện nghiêm khâu thành lập hội đồng thẩm định mức trích lập dự phòng mà dẫn đến trích lập dự phòng không đúng quy định với các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…

Hay không dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể cũng sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Đối với hàng tồn kho, khoản mục có giá trị rất lớn trong tổng tài sản của nhiều doanh nghiệp lại không được kiểm kê đúng cách, chưa thực hiện tốt ở thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính, khiến số liệu không đảm bảo độ tin cậy. Nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho không nhất quán, không phù hợp với chính sách kế toán công bố.

Nếu bạn muốn có một báo cáo tài chính cuối năm tốt, đạt yêu cầu cần khắc phục và sửa chữa ngay những vấn đề trên nếu mắc phải.

3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

báo cáo kết quả kinh doanh

Yếu tố chi phối và có ý nghĩa quyết định đến nhà đầu tư đó là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cho họ thấy những tiềm năng của doanh nghiệp bạn qua báo cáo tài chính.

Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh bất động sản thì không nên áp dụng chuẩn mực về hợp đồng xây dựng (ghi nhận doanh thu theo tiến độ, tương tự nhà thầu xây dựng). Hay ghi doanh thu từ cổ phiếu được nhận không phải trả tiền do công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu từ thặng dư vốn cổ phần, trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Với chi phí, doanh nghiệp của bạn có thể thay đổi phương pháp khấu hao khi không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về cách thức sử dụng và thu hồi tài sản nhằm giảm con số chi phí phải khấu hao trong năm. Nhờ vậy, bạn có thể làm tăng lãi/giảm lỗ trên báo cáo tài chính.

Chi phí lãi vay cần được hạch toán đúng, đủ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần được kết chuyển toàn bộ vào báo cáo kết quả kinh doanh, không nên để “treo” lại một phần trên bảng cân đối kế toán.

4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của nhiều doanh nghiệp, bạn nên trình bày luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích thương mại; có thể bóc tách chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản phải thu, phải trả và tồn kho liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính.

Quan trọng không kém, trên báo cáo tài chính cuối năm, số liệu giữa báo cáo này phải khớp với số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

5. Thuyết minh báo cáo tài chính

thuyết minh BCTC

Thuyết minh báo cáo tài chính là một thành tố của báo cáo tài chính, cung cấp cho người đọc báo cáo căn cứ của các số liệu được hạch toán trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy, giữa thực tế và số liệu trên giấy tờ phải thống nhất, trùng khớp, thể hiện mối quan hệ thống nhất.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần thuyết minh được các chỉ tiêu có tính chất trọng yếu theo quy định của chuẩn mực kế toán như khoản đi vay, cho vay có giá trị lớn, phương pháp xác định doanh thu, giá vốn gắn với từng loại hình lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để người đọc có cái nhìn rõ ràng, chân thực về doanh nghiệp.

Thông tin các bên liên quan cần được trình bày đầy đủ theo quy định của chuẩn mực kế toán.

6. Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính phải tổng hợp được các khoản phải thu, phải trả, đi vay, cho vay, quan hệ giao vốn, doanh thu, giá vốn, lãi lỗ chưa thực hiện liên quan đến các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định của các giao dịch nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh hoặc giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các đơn vị thành viên trong cùng tập đoàn.

Trên đây là những góp ý nhỏ giúp bạn phần nào tránh sai sót khi lập báo cáo tài chính cuối năm. Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp vì vậy cần được thực hiện nghiêm túc, đúng chuẩn mực. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

6 bước để phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn

Bảng cân đối phát sinh không cân và cách xử lý

Kế toán cần biết phương pháp sửa sổ kế toán đúng quy định