Kinh nghiệm Mẹo ghi nhớ tài khoản kế toán chỉ trong vài phút

Mẹo ghi nhớ tài khoản kế toán chỉ trong vài phút

1567
ghi sổ kế toán

Kế toán muốn làm tốt nghiệp vụ của mình thì chắc chắn không thể không nắm vững hay thậm chí là học thuộc các tài khoản kế toán bởi đây là một trong những phương tiện phản ánh nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Vì vậy, ketoan.vn xin giới thiệu cho kế toán mẹo để ghi nhớ những tài khoản này một cách nhanh gọn và khoa học nhất.

I. Tài khoản kế toán là gì?

Tài khoản kế toán là công cụ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Tài khoản kế toán được sử dụng với mục đích phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh một cách có hệ thống về một đối tượng kế toán.

VD: Tiền mặt là một đối tượng kế toán được mã hóa bởi số hiệu TK 111, còn hàng hóa lại được mã hóa bởi số hiêu TK 156.

tài khoản kế toán
Bảng hệ thống tài khoản kế toán

II. Mẹo ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

1. Ghi nhớ theo từng số đầu tiên của tài khoản

  • Tài khoản đầu 1: Từ 111 – 117 là TK tài sản ngắn hạn

VD: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, thuế GTGT được khấu trừ…

  • Tài khoản đầu 2: Từ 211 – 244 là TK tài sản dài hạn

VD: nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, công cụ, dụng cụ, TSCĐ…

  • Tài khoản đầu 3: Từ 311 – 356 là TK nợ phải trả

VD: khoản phải trả người bán, các khoản thuế, các khoản phải trả cho người lao động, nợ thuê tài chính…

  • Tài khoản đầu 4: Từ 411 – 421 là TK vốn chủ sở hữu

VD: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

  • Tài khoản đầu 5: Từ 511 – 521 là TK doanh thu

VD: doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, doanh thu bán thành phẩm

  • Tài khoản đầu 6: Từ 611 – 642 là TK chi phí sản xuất, kinh doanh

VD: chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…

  • Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác

VD: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt thu được, các khoản cho biếu tặng doannh nghiệp…

  • Tài khoản đầu 8: Từ 811 – 821 là TK chi phí khác

VD: chi phí thuế TNDN phải nộp, khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính…

  • Tài khoản đầu 9: 911 là TK xác định kết quả kinh doanh (Cuối kỳ kế toán sẽ tập hợp toàn bộ chi phí và doanh thu vafao tài khoản này)
  • Tài khoản đầu 0: Từ 001 – 007 là TK ngoài bảng

tài khoản kế toán

2. Ghi nhớ theo nhóm số đầu tiên của tài khoản

  • Tài khoản tài sản bao gồm tài khoản đầu 1, 2
  • Tài khoản nguồn vốn bao gồm tài khoản đầu 3, 4
  • Tài khoản doanh thu bao gồm tài khoản đầu 5, 7
  • Tài khoản chi phí bao gồm tài khoản đầu 6, 8
  • Tài khoản xác định kết quả kinh doanh chỉ có tài khoản 911

III. Cách định khoản các tài khoản

1. Các loại tài khoản tài sản

Bao gồm các tài khoản có đầu 1,2,6,8

  • Khi phát sinh tăng: ghi bên Nợ
  • Khi phát sinh giảm: ghi bên Có

2. Các loại tài khoản nguồn vốn

Bao gồm các tài khoản có đầu 3,4,5,7

  • Khi phát sinh tăng: ghi bên Có
  • Khi phát sinh giảm: ghi bên Nợ

VD: Phát sinh nghiệp vụ mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt

  • Mua hàng: ghi bên Nợ
  • Thanh toán bằng tiền mặt: ghi bên Có

3. Lưu ý

  • Để định khoản kế toán được tiến hành một cách tốt nhất thì phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Bên Nợ ghi trước, ghi hết bên Nợ rồi mới ghi đến bên Có
  • Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
  • Dòng ghi Nợ phải so le với dòng ghi Có
  • Tổng giá trị bằng tiền ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị bằng tiền ghi bên Có

IV. Các nguyên tắc kế toán cơ bản

  • Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn
  • Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại
  • Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ

Xem thêm:

>> Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định tài khoản 211 theo thông tư 133

>> Hạch toán chi phí tài chính tài khoản 635 theo thông tư 200