Kinh nghiệm Muốn vay vốn ngân hàng nhất định phải biết cách lập báo...

Muốn vay vốn ngân hàng nhất định phải biết cách lập báo cáo tài chính “sạch”

1622

Muốn phát triển, mở rộng doanh nghiệp, nhất định phải có vốn. Đa số các doanh nghiệp lựa chọn vay vốn ngân hàng để giải quyết vấn đề tài chính. Tuy vậy, có đến 60% doanh nghiệp không thể vay vốn do không đáp ứng các yêu cầu về báo cáo tài chính rõ ràng, không minh bạch trong các khoản thuế. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lập báo cáo tài chính “sạch” để thuận lợi thông qua vay vốn ngân hàng.

Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có đến hai hệ thống sổ sách kế toán. Một báo cáo tài chính để nộp lên cơ quan thuế có số liệu có thể khác một chút so với thực tế và báo cáo tài chính nội bộ, số liệu thực tế về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục đích giảm thiểu thuế phải nộp.

Khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn, ngân hàng chỉ ngầm công nhận những số liệu trên báo cáo tài chính nội bộ, phản ánh chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là điều bắt buộc, bởi ngân hàng cần biết chính xác về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, có phù hợp tiêu chí cho vay hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị báo cáo tài chính thật ổn thỏa để vượt qua vòng thẩm định gắt gao của ngân hàng.

1. Các tiêu chi cần phải minh bạch, rõ ràng trên báo cáo tài chính

– Đảm bảo rằng số dư tài khoản ngân hàng 112 phải khớp với số dư trên sao kê sổ phụ trên từng ngân hàng. Bạn không thể can thiệp, thay đổi những số liệu này bởi số liệu của ngân hàng cố định, minh bạch.

các số liệu báo cáo phải chính xác

– Thống kê chính xác, minh bạch các khoản vay dài hạn, ngắn hạn tại các ngân hàng doanh nghiệp đã vay trước đó. Đừng dại mà khai sai bởi ngân hàng có thể dễ dàng kiểm tra được thông tin vay ngân hàng của bạn, xác minh có đúng sự thật hay không.

– Kê khai chính xác những khoản thuế nộp nhà nước và thuế GTGT còn được khấu trừ.

2. Hãy thể hiện trên báo cáo doanh nghiệp của bạn kinh doanh có lãi

Hiển nhiên sẽ chẳng ngân hàng nào hứng thú với việc cho một doanh nghiệp suốt ngày thua lỗ vay tiền. Hãy áp dụng ngay cách lập báo cáo tài chính này vào báo cáo của mình.

Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận sẽ đảm bảo trả được các khoản vay và biết kiểm được vấn đề tài chính. Ngân hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn, được đảm bảo khi cho vay vốn. Bạn cần làm “sạch” bằng một vài thủ thuật nhỏ:

– Tăng doanh thu:

+Chế biến các nghiệp vụ cho ai đó vay và thu lãi cho vào tài khoản 515 ( lưu ý: Hạn chế và cân đối sử dụng phương pháp này, vì doanh nghiệp bạn có tiền đi cho vay thì sẽ không cần vay ngân hàng làm gì nữa).

+ Phương án kế hoạch vay vốn phải để chỉ tiêu doanh thu trong tương lai tăng khoảng 10% so với kỳ này. Điều này cho biết hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

– Giảm chi phí:

+ Giảm bớt chi phí lương. Đây là khoản chi phí doanh nghiệp dễ dàng can thiệp nhất. Phần lớn doanh nghiệp can thiệp làm giảm chi phí lương để làm tăng lợi nhuận.

+ Điều chỉnh thời gian tính khấu hao dài hơn, chi phí khấu hao tài sản cố định giảm.

+ Cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất ( nếu có).

3. Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu

chỉ tiêu báo cáo tài chính

– Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn.

Tỉ số này phải lớn hơn 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính

=> Điều này chứng minh tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh.

– Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + tài sản lưu động khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn.

Tỷ số này thường lớn hơn 0,5 là chấp nhận được.

– Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay).

Hệ số này lớn hơn 1 là tốt nhất.

=> Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trợ nợ dài hạn tốt hơn. Ngân hàng thường khá thích điều này.

– Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt.

Vì càng nợ ít sẽ càng tốt.

– Tỷ suất tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn.

=> Hệ số này càng lớn càng tốt. Điều này nói lên càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

– Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ).

Chỉ tiêu này cho khoảng bằng 2 là đẹp.

=> Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm.

– Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân.

=> Chỉ tiêu này không nên để quá cao hoặc quá thấp. Cao nghĩa là hàng bán chậm bán hàng kém hiệu quả, mà thấp quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.

– Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu/vốn lưu động bình quân.

=> Hệ số này tùy thuộc vào đơn vị bạn. Nếu là doanh nghiệp về thương mại thì cần cao, nhưng doanh nghiệp xây dựng thì không cần quá cao.

báo cáo tài chính

– Hệ số thể hiện khả năng thu hồi vốn:

+ Sức sản xuất tài sản cố định: Doanh thu/Giá trị tài sản cố định.

+ Sức sinh lợi tài sản cố định: Lợi nhuận sau thuế/giá trị tài sản cố định.

=> 2 chỉ số này càng cao càng tốt, thể hiện doanh thu và lợi nhuận sử dụng vốn hiệu quả.

4. Một số lưu ý khác trong cách lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng

– Bạn nên để số dư tiền mặt ghi trên báo cáo tài chính thấp thôi. Vì nếu nhiều tiền mặt thì ngân hàng có thể hỏi bạn lý do vì sao còn cần đi vay vốn.

– Tài sản ngắn hạn phải đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng. Vì tài sản ngắn hạn là khoản có tính thanh khoản cao, dễ dàng quy đổi ra tiền mặt, không mất cân đối tài chính trả nợ vay đúng kỳ.

– Bí quyết tiếp theo trong cách lập báo cáo tài chính là nâng giá trị máy móc, tài sản trong doanh nghiệp, đảm bảo có nguồn tài sản đủ lớn. Ngân hàng sẽ dễ dàng cho bạn vay vốn hơn nếu doanh nghiệp bạn có đủ tài sản để thế chấp.

– Số dư trên tài khoản 331 thấp, đảm bảo trả nợ nhà cung cấp đúng hạn.

Nói tóm lại những cách lập báo cáo tài chính “sạch” này nhằm đảm bảo mức độ uy tín của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với ngân hàng. Hy vọng thông tin này đã hữu ích cho bạn.

Xem thêm:

6 bước để phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

Những loại hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi thuế thanh tra