Kinh nghiệm Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng mới nhất

Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng mới nhất

702
trích lập các khoản dự phòng
Overhead View Of Businesswoman Working At Tablet PC In Office

Bạn đã nắm được những quy định về trích lập các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, bảo hành sản phẩm… theo thông tư 48/2019/TT-BTC chưa? Bài viết này, Ketoan.vn sẽ giới thiệu đến bạn các nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng.

trích lập các khoản dự phòng

Các khoản dự phòng trong doanh nghiệp

Căn cứ vào điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về các khoản dự phòng trong doanh nghiệp như sau:

  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản dự phòng khi có sự giảm giá trị của hàng tồn kho, khiến cho giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá trị ghi sổ
  • Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị tổn thất có thể xảy ra khi các loại chứng khoán do doanh nghiệp đang nắm giữ bị giảm giá hoặc tổn thất do sự suy giảm giá trị các khoản đầu tư khác củ doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp, như đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài)
  • Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn
  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện hoạt động sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết giữa hai bên.

Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng

Theo quy định tại điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC, nguyên tắc trích lập dự phòng như sau:

  • Các khoản dự phòng quy định theo thông tư này được tính vào chi phí  được trừ khi tính thuế thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau.
  • Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm
  • Doanh nghiệp phải xem xét, quyết định việc lập và xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, các doanh mục đầu tư, công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
  • Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Điều kiện đưa các khoản trích lập dự phòng vào chi phí được trừ để tính thuế TNDN

Theo Quy định về các khoản chi phí không được trừ trong khoản 2, điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

“2.19. Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, sự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

Như vậy:

Để được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng phải đúng theo hướng dẫn của Bộ tài chính.

Một số lưu ý khi trích lập dự phòng

  • Việc trích lập dự phòng tại doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù như: bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư kinh doanh vốn, mu bán nợ, bán lẻ hàng hóa trả theo phương thức trả chậm, trả góp… được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư và quy định riêng nếu có, phù hợp với đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công sang hình thức công ty cổ phần thực hiện xử lý các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa
  • Số dư dự phòng của các khoản đầu tư ra nước ngoài mà doanh nghiệp đã trích lập đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2019.

Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng mới nhất năm 2019 theo thông tư 48/2019/TT-BTC.

Xem thêm bài viết tại

>>Phân biệt chi phí phải trả và dự phòng phải trả như thế nào?

>>Cách hạch toán trích dự phòng tiền lương