Kinh nghiệm Bí quyết hạch toán và xử lý khoản nợ phải thu khó...

Bí quyết hạch toán và xử lý khoản nợ phải thu khó đòi

16773
nợ phải thu khó đòi
Mục lục Hiển thị

Doanh nghiệp, tổ chức nào cũng sẽ có những khoản nợ của khách hàng, đối tác khó đòi. Nhiều câu hỏi được kế toán đặt ra, hạch toán khoản nợ phải thu đó vào tài khoản nào? Điều kiện trích lập dự phòng thế nào? Nếu được xóa sổ nợ phải thu khó đòi thì cần điều kiện gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.

1. Nợ phải thu khó đòi là gì?

Định nghĩa về khoản nợ phải thu khó đòi tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP như sau:

Nợ phải thu khó đòi” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được;

hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết”.

Theo quy định của Thông tư 13/2006/TT-BTC, Dự phòng nợ phải thu khó đòi là “là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán”.

trích dự phòng nợ khó đòi

2. Điều kiện và mức lập trích dự phòng nợ phải thu khó đòi

Đối với những khoản nợ của khách hàng, doanh nghiệp cần xác định được thời hạn, tuổi nợ và tổn thất có thể xảy ra và dự kiến lập quỹ dự phòng đối với các khoản nợ đó. Đồng thời, kế toán cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. Mức trích dự phòng trong từng trường hợp sau:

– Đối với khoản nợ đã quá thời hạn phải nộp và khó có khả năng thu hồi, mức lập trích dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

– Đối với các khoản nợ sắp tới hạn phải thanh toán nhưng khách hàng, đối tác đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thế sắp phá sản, không có khả năng trả nợ nữa; đối tượng nợ trốn nợ, bị bắt, bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữa, mất quyền công dân, … => doanh nghiệp cần xác định tổn thất để lập trích dự phòng phù hợp.

Sau khi đã ra quyết định lập trích dự phòng đối với từng khoản nợ thì kế toán tổng hợp tất cả lại vào một bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

điều kiện lập dự phòng

3. Cách hạch toán các khoản nợ phải thu khó đòi

3.1. TH1: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, kế toán ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

3.2. TH2: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, kế toán ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.3. TH3: Khoản nợ xác định sẽ khó thu hồi thì doanh nghiệp sẽ tiến hành xóa sổ nợ theo quy định pháp luật. Căn cứ pháp luật, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 (phần được tính vào chi phí)

Có TK 131, 138, 128, 244…

3.4. TH4: Khoản nợ đã được xác định khó đòi, doanh nghiệp đã tiến hành quyết định xóa nợ nhưng sau đó lại tiến hành thu hồi được nợ thì kế toán sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác

3.5. TH5: Các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tùy từng trường hợp kế toán ghi:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

hạch toán nợ phải thu khó đòi

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã được lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

3.6. TH6: Trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi:Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

4. Khi tiến hành xóa sổ nợ cần chuẩn bị những loại hồ sơ, chứng từ

– Biên bản của hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp: Ghi rõ giá trị từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế ( sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được ).

– Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá => căn cứ hạch toán.

– Quyết định của toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp.

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

– Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người còn sống nhưng không có khả năng trả nợ.

– Lệnh truy nã của cơ quan pháp luật với người nợ bỏ trốn

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý xoá nợ không thu hồi được.

Nếu bạn còn thắc mắc gì khi hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho công việc kế toán của bạn.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán nợ phải thu, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu như: Quản lý chặt chẽ công nợ phải trả theo từng hoá đơn, nhà cung cấp, nhóm nhà cung cấp;  quản lý được công nợ phải trả theo từng nhân viên mua hàng, theo từng công trình, hợp đồng.

Để tìm hiểu thêm về nghiệp vụ quản lý công nợ trên phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị vui lòng click xem tại đây:

Xem thêm:

Hạch toán tài khoản 341 Vay và nợ thuê tài chính

Phương pháp hạch toán kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Cách hạch toán tài khoản sau thuế chưa phân phối sử dụng TK 412