Kế toán cho giám đốc old Những điều cần biết khi tính hao mòn tài sản cố định

Những điều cần biết khi tính hao mòn tài sản cố định

6214
tính hao mòn TSCĐ

Tài sản cố định là những tư liệu lao động tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản này có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm  hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm). Theo thời gian thì những tài sản này sẽ hao mòn về giá trị và cả chất lượng. Giá trị của nó lại được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ.

Vậy khi những tài sản này hao mòn thì giá trị của nó được tính thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi tính hao mòn tài sản cố định.

1. Thế nào là hao mòn tài sản cố định

Hao mòn là sự giảm dần hiệu quả và giá trị tài sản dùng trong sản xuất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ khoa học kỹ thuật,…

Cần phải phân biệt giữa hao mòn và khấu hao tài sản cố định. Hao mòn là đặc tính tự nhiên của hàng hóa, giá trị của nó giảm dần theo thời gian. Còn khấu hao là phương pháp con người sử dụng để quy đổi tỷ lệ hao mòn ra giá trị tiền tệ.

Quy định xác định giá trị hào mòn TSCĐ như sau:

– Căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng của TSCĐ, mục đích và hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.

– Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại TSCĐ.

xác định hao mòn TSCĐ

Muốn xác định giá trị hao mòn của TSCĐ cần xác định được thời gian sử dụng của tài sản đó. Khi xác định thời gian sử dụng TSCĐ thì cần phải được cơ quan quản lý tài chính trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Nếu doanh nghiệp muốn nâng cấp hay tháo dỡ TSCĐ để nâng thời gian sử dụng TSCĐ thì phải có biên bản trình bày các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng và tính thời gian sử dụng mới và đăng ký lại với cơ quan quản lý.

– Thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình do doanh nghiệp tự quyết định nhưng không quá 20 năm và không dưới 3 năm.

– Đối với những tài sản được nhà nước giao quản lý phải được tính hao mòn hàng năm, trừ những tài sản cố định đặc biệt. Còn đối với TSCĐ đơn vị thuê ngoài sử dụng tạm thời, TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước.

–  Mỗi năm một lần vào tháng 12 hàng năm, TSCĐ được đem ra tính hao mòn. Các TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được và những TSCĐ chưa tính hao mòn đủ mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được nữa thì không phải tính hao mòn.

Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N

Mức hao mòn cho năm cuối cùng =   Nguyên giá TSCĐ   –   Trị giá hao mòn luỹ kế

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá tài sản cố định thay đổi, đơn vị phải xác định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của tài sản cố định:

Hao mòn TB năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán / Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ

2. Tài khoản hạch toán hao mòn tài sản cố định

hạch toán hao mòn TSCĐ

Tài khoản 214 hao mòn tài sản cố định được sử dụng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCÐ hiện có và biến động giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ tại đơn vị.

Nội dung phản ánh trên tài khoản 214 như sau:

“Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ (trong trường hợp giảm tài sản cố định như: Thanh lý, nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác,… hoặc đánh giá giảm trị hao mòn TSCĐ theo quyết định của Nhà nước).

Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ (trong quá trình sử dụng TSCĐ hoặc đánh giá tăng giá trị hao mòn TSCĐ theo quyết định của Nhà nước).”

TK 214 có 2 tài khoản cấp 2:

TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình

TK 2142 – Hao mòn TSCĐ vô hình.

3. Các bước kế toán hao mòn tài sản cố định

– Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi

Nợ TK 446

Có TK 214

– Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 631

Có TK 214

– Đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (trừ TSCĐ do ngân sách cấp vốn kinh doanh) dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng tháng khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 431 (4314): Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Có TK 333: Số phải nộp Nhà nước

kế toán hao mòn TSCĐ

– Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ, phát hiện thiếu), kế toán ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ

Nợ TK 466: Giá trị còn lại TSCĐ

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.

– Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay (do thanh lý, nhượng bán, phát hiện thiếu), kế toán ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ

Nợ TK 631: Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ)

Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ)

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.

– Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước:

+ Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn tăng, phần chênh lệch giá trị hao mòn tăng, kế toán ghi:

Nợ TK 412

Có TK 214

+ Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn giảm, phần chênh lệch giá trị hao mòn giảm, kế toán ghi:

Nợ TK 214

Có TK 412

Trên đây là những điều kế toán, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp cần lưu ý khi tính toán hao mòn tài sản cố định. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn.

Xem thêm:

Hướng dẫn thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định

Những quy định về quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định