Kinh nghiệm Một số lưu ý khi kế toán tiền gửi ngân hàng

Một số lưu ý khi kế toán tiền gửi ngân hàng

1672
kế toán tiền gửi ngân hàng

Việc thanh toán quan ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến vì thanh toán qua ngân hàng ngày càng tiện lợi. Và một lý do khác đó chính là quy định của nhà nước về các khoản thanh toán trên 20 triệu đồng bắt buộc phải thông qua ngân hàng. Vậy kế toán tiền gửi ngân hàng, cần lưu ý những điều gì? Cùng Ketoan.vn tìm hiểu nhé.

kế toán tiền gửi ngân hàng

1. Nhiệm vụ chính của kế toán tiền gửi ngân hàng

Các nhiệm vụ chính của kế toán tiền gửi ngân hàng có thể kể đến như sau:

  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, như: giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn, tiền lương, góp vốn….
  • Trình cấp trên phê duyệt, lập ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc thanh toán.
  • Tiến hành lập hồ sơ bảo lãnh của ngân hàng, hồ sơ vay vốn, mở L/C… khi được yêu cầu.
  • Theo dõi và quản lý tình hình bảo lãnh, vay vốn, thanh toán L/C… tại doanh nghiệp.
  • Liên hệ với ngân hàng và nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung các nghiệp vụ.
  • Kiểm tra chứng từ do các ngân hàng gửi về như: báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay…
  • Định khoản và hạch toán vào phần mềm kế toán các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng…

2. Yêu cầu đối với kế toán tiền gửi ngân hàng

Kế toán tiền gửi ngân hàng phải giao dịch nhiều với các bên khác ngoài doanh nghiệp như nhân viên tín dụng, giao dịch viên, các nhân viên…

Do đó, yêu cầu của một kế toán ngân hàng cần có:

  • Cẩn thận và trung thực.
  • Có khả năng giao tiếp khéo léo.
  • Nắm rõ các thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt như: bảo lãnh, vay vốn, nguyên tác thu phí, lãi vay ngân hàng.
  • Nắm rõ về nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3. Trình tự các bước trong kế toán ngân hàng

Để hạch toán tiền gửi Ngân hàng, kế toán căn cứ vào:

  • Các giấy báo Có.
  • Các giấy báo Nợ.
  • Bản sao kinh doanh của Ngân hàng.
  • Các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản).

Khi nhận được các chứng từ do Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu so sánh với chứng từ gốc kèm theo.

Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc so với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời, tránh sai sót.

Cuối tháng, khi chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch, kế toán sẽ hạch toán theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc sao kê. Nếu số của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng ghi vào bên Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388). Còn nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng được ghi vào bên Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

Sang tháng sau, kế toán tiếp tục công việc kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ kịp thời. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền gửi (tiền Đồng Việt nam, ngoại tệ).

Đối với doanh nghiệp sử dụng tài khoản ở các ngân hàng khác nhau phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

hạch toán tiền gửi ngân hàng

4. Tài khoản sử dụng

Tài khoản được sử dụng để phản ánh tình hình biến động về tiền gửi là Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng. Đây là tài khoản dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi của công ty tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 112:

Bên Nợ:

  • Các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính tăng trong kỳ.
  • Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng.

Bên Có:

  • Các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính giảm trong kỳ.
  • Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm.

Tài khoản 112 có số dư bên Nợ, phản ánh số dư các khoản tiền gửi ở các Ngân hàng, các tổ chức tài chính hiện còn cuối kỳ kế toán.

Tài khoản 112, có 3 tài khoản cấp hai, bao gồm:

  • TK 1121 – Tiền Việt Nam.
  • TK 1122 – Ngoại tệ.
  • TK 1123 – Vàng bạc, kim khí, đá quý.

Hi vọng bạn đã nắm được những lưu ý khi kế toán tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp.