Nghiệp Vụ old Hãy đọc để nắm vững khái niệm tiền lương và các khoản...

Hãy đọc để nắm vững khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

5291
các khoản trích theo lương

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đội ngũ nhân viên là không thể thiếu. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên càng đông đảo. Chính vì thế, vấn đề lương và các khoản trích theo lương được các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc trả lương hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc trả lương cho người lao động cũng cần tuân theo một số quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương, giúp bạn có thể quản lý quỹ lương một cách hiệu quả.

>> Quy định về lương tháng 13 mà doanh nghiệp cần lưu ý
>> Năm 2020, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 5,5%

Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

Khái niệm tiền lương

Tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định đến thu nhập của người lao động, là khoản giúp người lao động duy trì đời sống vật chất và chi tiêu.

Khi chi trả tiền lương cho người lao động, doanh nghiệp cần căn cứ vào những yêu cầu sau:

  • Chế độ quản lý tiền lương, quản lý lao động của nhà nước
  • Đưa ra mức lương công bầng, chính xác
  • Đảm bảo quyền lợi của công nhân viên

Có thực hiện được những yêu cầu trên, thì việc trả lương mới kích thích được người lao động chú trọng nâng cao tay nghề, tuân thủ ý thức kỷ luật, thi đua lao động, thúc đẩy sự phát triên của doanh nghiệp

Khái niệm các khoản trích theo lương

Đi cùng với tiền lương không thể thiếu được các khoản trích theo lương. Các khoản này bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm thất nghiệp
  • Kinh phí công đoàn

Kế toán tiền lương của doanh nghiệp cần nắm rõ các khoản trích theo lương để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động. Kế toán tiền lương cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm.

Cách phân loại Tiền lương và quá trình Hạch toán Tiền Lương

Cơ cấu quỹ lương, quỹ bảo hiểm

Qũy tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính cho người lao động do doanh nghiệp quản lý và chi trả.

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tiền lương trả theo sản phẩm, theo thời gian hoặc lương khoán
  • Các phụ cấp: làm đêm, làm thêm giờ, tăng ca, phụ cấp độc hại…
  • Tiền lương trả cho người lao động tạm thời ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép…
  • Các khoản tiền thưởng mang tính chất thường xuyên.

Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động phát sinh thực tế trong tháng theo các tỷ lệ quy định.

Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích tổng là 26%

Trong đó:

  • 18% do doanh nghiệp chi trả và sẽ được hạch toán vào chi phí của doanh  ghiệp
  • 8% được trừ vào lương của nhân viên

Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được sử dụng để chi tiêu cho các trường hợp: người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trả lương hưu…

Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm quản lý.

Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm y tế sẽ được dùng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh của người lao động: tiền khám, tiền thuốc, tiền viện phí… trong thời gian bệnh tật, ốm đau, thai sản…

Cũng tương tự như bảo hiểm xã hội, quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động trong tháng.

Hiện nay, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 4.5% bao gồm:

  • 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  • 1% trừ vào thu nhập của cán bộ công nhân viên

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp cũng được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng.

Qũy này dùng để hỗ trợ người lao động một khoản tiền nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống trong thời gian mất việc.

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 2%, trong đó

  • 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  • 1% trừ vào thu nhập của người lao động

Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên phát sinh trong tháng. Chi phí này sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, tỷ lệ này là 2%.

Số kinh phí công đoàn sẽ một phần nộp lên liên đoàn lao động cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tham gia quỹ kinh phí công đoàn là rất thấp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quy trình tính lương trong doanh nghiệp: Có thể lập bảng chấm công trên phần mềm hay nhập khẩu kết quả chấm công tổng hợp của bộ phận nhân sự vào phần mềm để tính lương; Cho phép tính lương theo thời gian, hệ số, hay theo mức lương thỏa thuận của doanh nghiệp, đặc biệt phần mềm còn tính được lương làm thêm giờ và làm đêm và tự động tính bảo hiểm, thuế TNCN tạm tính cho từng cán bộ. Đồng thời phần mềm tự động tính, phân bổ và hạch toán chi phí lương, chi phí bảo hiểm và thuế TNCN tạm tính.

Để tìm hiểu thêm về nghiệp vụ quyết toán thuế TNCN trên phần mềm kế toán MISA SME.NET, kế toán vui lòng click xem tại link dưới đây:

>> Quy định về lương tháng 13 mà doanh nghiệp cần lưu ý
>> Năm 2020, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 5,5%