Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Cách lập báo cáo tài chính nhanh chóng, không sai sót

Cách lập báo cáo tài chính nhanh chóng, không sai sót

1385
cách lập báo cáo tài chính không sai sót

Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ hữu ích nhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp. Từ báo cáo tài chính cho thấy tất cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo cáo cuối cùng của họ. Để lập được một báo cáo tài chính không sai sót cần chuẩn bị hồ sơ BCTC bao gồm: báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

>> Quy định về việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
>> 3 loại báo cáo tài chính cơ bản cho doanh nghiệp

Bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm

– Báo cáo tài chính

– Thuyết minh báo cáo tài chính

– Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Lập báo cáo tài chính không sai sót và đủ 4 mục trên, cần có

1. Về mặt hồ sơ cần để lập báo cáo tài chính

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng quý

Mục đích căn cứ vào tờ khai thuế giá trị gia tăng 4 quý để khi bạn hạch toán đủ toàn bộ hóa đơn đầu ra, đầu vào của từng quý. Bạn cần lập tờ khai thuế trên phần mềm mục đích so sánh xem bạn đã hạch toán đủ đúng so với tờ khai thuế đã nộp chưa. (Trường hợp này là do cuối năm bạn mới làm báo cáo tài chính)

Nếu bạn cân đối luôn hàng tháng thì bạn chỉ việc hạch toán đầy đủ hóa đơn phát sinh trong quý đó. Cuối mỗi quý bạn lập tờ khai và đưa dữ liệu XML sang HTKK để nộp hoặc có thể nộp trực tiếp tờ khai XML để nộp. Tức là khi đó, bạn vừa hạch toán vừa khấu trừ so sánh khớp giá trị VAT còn được khấu trừ hay phải nộp trên cân đối kế toán (CĐKT) so với tờ khai thuế.

Hóa đơn đầu vào

Bạn sắp xếp hóa đơn đầu vào tăng dần theo thứ tự thời gian và theo bảng kê của tờ khai thuế hàng quý. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát được tình hình hóa đơn nhập có đủ so kê khai hay không? Cũng như tránh được hạch toán thừa thiếu so với hóa đơn có thực. Sau khi hạch toán xong lập tờ khai thuế và rà soát bảng kê thuế trên phần mềm so với hóa đơn thực bạn đã sắp xếp.

Hóa đơn đầu ra

Bạn cũng sắp xếp đầu ra kẹp theo quý theo trình tự tăng dần để dễ kiểm soát lượng hóa đơn bán ra. Khi lập tờ khai thuế đối chiếu lại với hóa đơn gốc xem có sai sót hay thừa thiếu gì không và điều chỉnh.

Sổ phụ ngân hàng

Sổ phụ ngân hàng là các giao dịch liên quan đến việc: Công ty thanh toán cho nhà cung cấp, thu tiền của các khách hàng, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, rút séc… Như vậy với sổ phụ ngân hàng, bạn cần sắp xếp, theo dõi theo trình tự thời gian mà không được ngắt quãng giao dịch trên sổ phụ.

Sau khi hạch toán xong phần ngân hàng bạn cần đối chiếu các nội dung trên báo cáo gồm:

  • Số dư tài khoản ngân hàng cuối hàng thắng, quý, năm đã khớp với sổ phụ hay chưa
  • Vào báo cáo; báo cáo công nợ phải thu; kiểm tra công nợ phải thu cho từng khách hàng cụ thể. Bởi sau khi hạch toán ngân hàng thì công nợ sẽ được đối trừ.
  • Vào báo cáo; công nợ phải trả; kiểm tra lại công nợ phải trả đối với các nhà cung cấp có đúng hay không
  • Chứng từ nộp tiền thuế gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.

cách lập báo cáo tài chính không sai sót

2. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Để lập được báo cáo này bạn cần phải hạch toán chi tiết các vấn đề khác liên quan để tạo ra được các chỉ tiêu trên BCTC. Sau đó căn cứ trên các chỉ tiêu trên bảng cân đối tk để kiểm tra lại bảng quyết toán thuế thu nhạp doanh nghiệp.

3. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cần có bảng lương 12 tháng có đủ các thông tin: Họ tên và mã số thuế cá nhân (nếu nhân viên nào không có mã số thuế cá nhân thì dùng căn cước công dân/chứng minh nhân dân)

4. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính có 2 mẫu

Mẫu 1: Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

Mẫu 2: Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

>> Quy định về việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
>> 3 loại báo cáo tài chính cơ bản cho doanh nghiệp